Mới đây, do ảnh hưởng của không khí lạnh mà thị trấn Sa Pa đã có tuyết rơi. Rất nhiều người ngay lập tức xách ba lô và hành trang lên đường tới Sa Pa nhằm trải nghiệm cảm giác tuyết rơi hiếm có tại một quốc gia nhiệt đới như Việt Nam.
Tuy nhiên, trải nghiệm ngắm tuyết rơi này sẽ còn thú vị hơn nếu bạn biết tới những bí mật của bông tuyết dưới đây…
Tuyết rơi ở vùng nhiệt đới và ôn đới khác gì nhau?
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng, các quốc gia nhiệt đới thì không thể nào có tuyết và hiện tượng này chỉ xuất hiện ở những nơi lạnh lẽo tại ôn đới hay hàn đới. Tuy nhiên, đây là quan niệm không hề chính xác. Dưới góc độ khí tượng học, tuyết rơi ở vùng nhiệt đới hay ôn đới không khác nhau nhiều về mặt bản chất.
Theo đó, tuyết là dạng tinh thể nước đá chỉ rơi nếu hội tụ đủ các yếu tố về mặt thời tiết, đó là nhiệt độ lạnh thấp nhưng vẫn có độ ẩm vừa phải để nước bốc hơi lên không trung. Chính hai đặc điểm này dẫn tới thực trạng ở các khu vực nhiệt đới (độ ẩm thỏa mãn song nhiệt độ quanh năm cao khiến nước không đóng thành tinh thể) ít có tuyết rơi. Trong khi đó, hiện tượng này xảy ra thường xuyên ở các vùng ôn đới, nhất là trong mùa đông lạnh song vẫn có độ ẩm.
Vì sao tuyết có màu trắng?
Nhiều người hẳn sẽ tiếp tục băn khoăn: nếu tuyết là tinh thể nước đá, vậy tại sao tuyết lại có màu trắng xóa kì lạ vậy?
Xét về bản chất, mỗi bông tuyết có dạng tinh thể trong suốt không màu. Tuy nhiên, tuyết thường rơi thành từng cụm nhiều tinh thể nhỏ. Vì vậy, ánh sáng chiếu tới sẽ tán xạ theo nhiều hướng khác nhau, cuối cùng tạo ra ánh sáng trắng trong mắt con người. Điều này giống như nghiền nhỏ thủy tinh trong suốt ra, ta sẽ thấy những vụn màu trắng.
Trên thực tế, tuyết còn có thể có màu hơi xanh bởi trong các dải ánh sáng nhìn thấy, màu xanh bị các tinh thể tuyết tán xạ nhiều nhất. Đó là lý do vì sao khi đào và xúc tuyết trên mặt đất, ta có thể nhìn thấy những đám hơi có màu xanh dương.
Bông tuyết biết “thay hình đổi dạng”?
Người ta thường nói bông tuyết có hình lục giác rất đối xứng. Song kì thực, bông tuyết có muôn hình vạn trạng, không bông nào giống hệt nhau. Tất cả đều phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thời điểm bông tuyết rơi xuống.
Theo đó, độ ẩm càng cao thì cấu trúc bông tuyết càng phức tạp, như hình hoa dẹt nhiều nhánh, tuyết hình sợi, hình sao… Nếu nhiệt độ ở mức -30oC, tuyết rơi sẽ có dạng hỗn hợp hình đĩa và que. Mặt khác, các tinh thể tuyết thường ghép lại với nhau thành cả cụm cấu trúc nên không bao giờ bạn tìm được hai bông tuyết “sinh đôi”.
Ngoài ra, càng rơi gần mặt đất, bông tuyết càng biến đổi hình dạng nhanh. Nhiệt độ tăng khiến các tinh thể mọc thêm nhiều nhánh nhỏ và dẹt hơn. Đó là lý do vì sao ta thường thấy bông tuyết có hình dạng các nhánh cây.
- 13/01/15 10:09 Lệ Rơi: "Đừng so tôi với Kenny Sang, tôi đâu thích khoe mẽ"
- 13/01/15 10:08 Những sai lầm khi tổ chức tiệc cưới
- 13/01/15 10:01 Áo khoác Cape tiếp tục mê hoặc cả sao Hàn & Việt
- 13/01/15 09:59 Những người tuyệt đối không được ăn nước mắm