Để so sánh mức độ nhiễu trong điều kiện thực tế, Cameralabs đã sử dụng chế độ JPEG tốt nhất của nikon d7000 và Canon EOS 60D tại những mức ISO khác nhau. Hai máy ảnh đều được trang bị ống kính kit thông dụng, DX Nikkor 18-105mm VR và Canon EF-S 18-135mm IS, khẩu độ f8, đã được điều chỉnh tiêu cự để có cùng một trường nhìn và lấy nét bằng chế độ Live View ở mức cao cấp.
Cameralabs sử dụng chế độ khử nhiễu mặc định trên mỗi máy ảnh, và vô hiệu hoá các tuỳ chọn tăng cường tương phản tự động, là những điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự tạo nhiễu. Cũng tương tự như vậy, hai chế độ Active D-Lighting trên D7000 và Auto Lighting Optimizer trên Canon đã được tắt đi.
Nikon D7000 tại ISO 100. | canon 60d tại ISO 100. |
Hình ảnh được chụp ở ISO 100, tiêu cự 24mm/f8, tốc độ màn trập một giây, với Nikon D7000 cho kích thước ảnh JPEG là 6,04 MB ( chế độ Large Fine). Hình ảnh crop từ Canon EOS 60D trông lớn hơn một chút do độ phân giải sensor cao hơn của nó.
Hệ thống đo sáng ma trận của Nikon D7000 cho tốc độ màn trập là 1,6 giây nên tạo ra hình ảnh khá tốt. Tuy nhiên, hầu hết các vùng shadow đã trở nên sáng hơn, các vùng highlight cũng trở thành bão hoà, vì thế hiệu quả của chế độ khử nhiễu không thể hiện tốt. Cameralabs đã giảm EV của D7000 xuống -0.7EV để có thể so sánh chi tiết của vùng shadow và kết quả cũng trở nên chính xác hơn.
Với -0.7EV áp dụng, D7000 có thông số hình ảnh là f8 / ISO 100 và tốc độ màn trập một giây, cùng một thông số với Canon 60D. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi vì trong nhiều so sánh trước đây, luôn thấy DSLR Nikon thường xuyên đo độ phơi sáng dài hơn so với các máy của Canon.
Nikon D7000 tại ISO 200. | Canon 60D tại ISO 200. |
Mỗi một hãng sản xuất có cách xử lý hình ảnh khác nhau. Chế độ cân bằng trắng tự động (auto WB) ở Canon 60D cho hình ảnh có vẻ ấm hơn, Nikon D7000 thì cho hình ảnh chi tiết hơn ở các vùng màu. Cảm biến của Canon 60D trội hơn 2 Megapixel nên hình ảnh lớn hơn, nhưng việc giải quyết các chi tiết hình ảnh lại không vượt trội, ít nhất là với ống kính kit và chế độ mặc định.
Những người khe khắt sẽ thấy khả năng khử nhiễu tinh tế trên cả hai máy ảnh ngay cả ở độ nhạy sáng thấp nhất, và phần lớn sẽ rất hài lòng với ISO 100-200.
Nikon D7000 tại ISO 400. | Canon 60D tại ISO 400. |
Với ISO 400, nhiễu đã trở nên rõ ràng hơn. Nikon D7000, giống như người tiền nhiệm của nó, xử lý hình ảnh mịn màng hơn với các hạt nhiễu còn lại khá nhiều, trong khi Canon EOS 60D làm bệt các chi tiết nhỏ lại để trông có vẻ ít nhiễu hơn một chút.
Nikon D7000 tại ISO 800. | Canon 60D tại ISO 800. |
Điều này trở nên rõ ràng hơn tại ISO 800-1600. Theo Cameralabs, hình ảnh của Nikon sau khi khử nhiễu trông tự nhiên hơn so với Canon.
Nikon D7000 tại ISO 1.600. | Canon 60D tại ISO 1.600. |
Điều quan trọng và gây ấn tượng là hình ảnh của cả hai máy ảnh vẫn rất tốt ở ISO 1.600.
Nikon D7000 tại ISO 3.200. | Canon 60D tại ISO 3.200. |
Ở ISO 3.200, cả hai ảnh đã trở nên khá noise, nhưng D7000 lưu giữ chi tiết khá tốt, trong khi 60D trông bệt màu và mất chi tiết.
Nikon D7000 tại ISO 6.400. | Canon 60D tại ISO 6.400. |
Với độ nhạy ISO lên đến 6.400, câu chuyện bắt đầu diễn biến đầy kịch tính. Hình ảnh của EOS 60D giảm chất lượng một cách đáng kể, trong khi D7000 có vẻ tốt hơn nhiều.
Nikon D7000 ở ISO 12.800. | Canon 60D tại ISO 12.800. |
Tương tự như vậy, ở ISO 12.800, 60D rõ ràng yếu thế hơn nhiều so với D7000.
Nikon D7000 tại ISO 25.600. |
Nikon D7000 với thiết lập tối đa ở mức ISO 25.600, cho một kết quả trông thật là khủng khiếp, mặc dù vẫn không kém quá xa với ISO 12.800 của Canon.
Với cách xử lý khử nhiễu mặc định, Cameralabs cho là cả hai máy ảnh ngang nhau ở ISO 800. Ở ISO 1.600 và 3.200, Nikon D7000 có kết quả đáng chú ý hơn, sau đó ở ISO 6.400 và các mức ISO cao hơn nữa, sức mạnh máy ảnh mới của Nikon đã được chứng minh. Ở mức ISO 25.600, kết quả cho D7000 đã là rất ấn tượng. Giống như người tiền nhiệm của nó, nhiễu vẫn có thể nhìn thấy ngay từ ISO thấp, nhưng trông hình ảnh có vẻ khá tự nhiên. Và tổng thể khả năng của máy ảnh rất tốt, ngay cả với những thiết lập mặc định.
Để đem lại một cảm nhận rõ ràng hơn về những cải tiến của Nikon D700, Cameralabs đã thử so sánh nó với người tiền nhiệm, Nikon D90, ở cùng một điều kiện hình ảnh như bài thử nghiệm trên. Hai máy ảnh đều sử dụng ống kính DX Nikkor 18-105mm, khẩu độ f8, đã được điều chỉnh tiêu cự để có cùng một trường nhìn, và lấy nét bằng chế độ Live View ở mức cao cấp.
Cameralabs đã sử dụng chế độ khử nhiễu mặc định trên mỗi máy ảnh, và vô hiệu hoá các tuỳ chọn tăng cường tương phản tự động, là những điều kiện có thể ảnh hưởng đến sự tạo nhiễu. Cũng tương tự như vậy, chế độ Active D-Lighting đã được tắt đi.
Nikon D7000 ở ISO 100. | nikon d90 ở ISO 100. |
Những hình ảnh được chụp ở ISO 100, tiêu cự 24mm/f8, tốc độ màn trập một giây cho kích thước ảnh JPEG là 6,04MB (chế độ Large Fine). Hình ảnh crop từ Nikon D90 trông nhỏ hơn một chút do độ phân giải sensor thấp hơn của nó.
Nikon D90 cũng cho tốc độ màn trập ở 1,6 giây (ISO 100 / f8). Và điều này làm hình ảnh hơi dư sáng để có thể nhận biết khả năng khử nhiễu trong các vùng cực tối. Vì vậy, Cameralabs vẫn áp dụng chế độ bù sáng -0.7EV với cả hai đại diện của Nikon để cung cấp một loạt các hình ảnh chân thật hơn.
Với chế độ -0.7EV, D7000 và D90 thông số hình ảnh là f8 / ISO 100 và tốc độ màn trập một giây, cùng một thông số với Canon 60D.
Về phần các thiết lập khử nhiễu mặc định cả D7000 và D90 cho hình ảnh khá giống nhau, mặc dù ảnh từ D7000 trông tốt hơn một chút ở phần chi tiết nhưng không phải là một sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, hình ảnh từ đại diện mới nhất của Nikon chắc chắn là làm hài lòng người sử dụng hơn.
Ở độ nhạy sáng thấp, cả hai máy ảnh dùng cách xử lý tương tự nhau, với mức độ gần ngang nhau khi xem ở 100%. Mặc dù rõ ràng là độ phân giải cao của D7000 cũng có nghĩa là vật thể sẽ trông nhỏ hơn một chút khi in ra ảnh cùng kích thước.
Nikon D7000 ở ISO 1.600. | Nikon D90 ở ISO 1.600 |
Nikon D7000 ở ISO 3.200. | Nikon D90 ở ISO 3.200 |
Nikon D7000 ở ISO 6.400. | Nikon D90 ở ISO 6.400. |
Ở ISO 1.600 và 3.200, sự khác biệt thú vị bắt đầu xuất hiện. D90 dần dần mất đi độ bão hòa, cho đến khi hình ảnh trở nên khá tệ ở độ nhạy tối đa ISO 6.400. Trong khi đó, trong khi các thiết lập mặc định của D7000 vẫn quản lý màu sắc và chi tiết tốt hơn. Sau đó, tại các độ nhạy cao nhất, D7000 giữ lại độ bão hòa màu rất tốt, trong khi D90 bắt đầu đánh mất nó.
Nhìn chung, đây là một kết quả thử nghiệm khá ấn tượng cho D7000 trong hàng ngũ các máy ảnh cùng có độ phân giải 16 Megapixel.
Quang Tuấn