Ở trung tâm vận động của vỏ não trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh bàn tay có tỷ lệ lớn. Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori từng cho biết, "Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh". Điều này có nghĩa, nếu có hoạt động của đôi tay, trí thông minh sẽ đạt đến một cấp độ cao hơn.
Do đó, bố mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, các chuyên gia gợi ý nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.
Trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển, đôi bàn tay là công cụ để con khám phá những điều mới trong cuộc sống. Trong đó, theo cách con khám phá một số thói quen sẽ được hình thành, đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi, đôi khi hành vi của con khiến bố mẹ lầm tưởng là xấu, nhưng với chuyên gia nuôi dạy con cái, đây dấu hiệu của trẻ có IQ cao.
Không cần phải chờ đến khi con trưởng thành, bố mẹ có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ thông minh từ khi còn nhỏ thông qua một số thói quen sử dụng đôi bàn tay.
3 thói quen cho thấy trẻ có chỉ số thông minh (IQ) cao
Mút tay
Nhiều trẻ dưới 2 tuổi thường có thói quen mút tay. Tuy nhiên bố mẹ lo lắng con sẽ nuốt phải vi khuẩn, virus gây bệnh. Thực tế, mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh. Đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn....
Đồng thời, việc trẻ ở độ tuổi này thích mút tay sẽ giúp não bộ kích thích nhiều hơn. Trẻ đưa tay vào miệng chính xác cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nâng cao của hệ giác quan và hệ vận động, đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Mút tay cũng là cách giúp bé rèn luyện trí thông minh.
Tuy nhiên, nếu trên 3 tuổi mà trẻ vẫn mút tay thì bố mẹ cần chú ý điều chỉnh, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh.
Thích ném đồ
Hành vi ném đồ là do trẻ đang cố gắng nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình. Lúc mới sinh, trẻ thường dùng miệng để nhận biết kích thước, kết cấu và hình dạng của đồ vật. Khi cơ thể dần phát triển, trẻ bắt đầu nhận thức thế giới bằng tay nên thích ném đồ vật chứ không phải chống đối bố mẹ.
Hành động này góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này bố mẹ không nên vội ngăn cản trẻ ném đồ, hãy chỉ rõ những vật mà trẻ có thể ném.
Xé giấy
Bố mẹ có thể quan sát, ở trẻ dưới 3 tuổi thường tỏ thái độ ngạc nhiên khi thấy tay cử động theo hướng khác nhau thì tờ giấy cũng bị xé thành những hình thù khác nhau.
Các nhà tâm lý học tin rằng bàn tay là bộ não thứ hai của trẻ, tức là trẻ vận động đôi tay cũng đồng nghĩa với tư duy. Ngăn con hoạt động cũng đồng nghĩa với việc ngăn con suy nghĩ.
Để trẻ có thể xé giấy an toàn, bố mẹ có thể cung cấp cho con những loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, chì (như giấy báo, giấy in) để xé các hình thù khác nhau, giúp phát triển tư duy sáng tạo.
Để trẻ có thể xé giấy an toàn, bố mẹ có thể cung cấp cho con những loại giấy sạch sẽ, không vướng mực, giúp phát triển tư duy sáng tạo.
Tập vận động tay cho trẻ, phát triển trí tuệ cho trẻ
Cùng trẻ chơi trò chơi xếp hình
Để con thông minh hơn và có trí tuệ cao, mẹ có thể bắt đầu cho con chơi những trò chơi xếp hình khi bé được 1,5 tuổi. Từ những bộ xếp hình đơn giản, rồi dần dần phát triển những trò chơi nhỏ khác, bố mẹ hãy chơi cùng trẻ để tăng thêm sự hứng thú cho con.
Tất nhiên, ngoài trò chơi ghép hình, có rất nhiều bài tập tay và hình khác có thể giúp phát triển trí não cho trẻ, bố mẹ cũng có thể cùng con làm thủ công, nội trợ, nấu ăn, điều này có thể giúp trẻ phát triển trí não.
Để con thông minh hơn và có trí tuệ cao, mẹ có thể bắt đầu cho con chơi những trò chơi xếp hình.
Tập cho trẻ cầm nắm
Mẹ có thể tập luyện cho bé ngay từ những tuần đầu sau sinh bằng cách cho trẻ cầm nắm một số đồ vật. Ở giai đoạn sơ sinh, nếu trẻ có thể cầm nắm các đồ vật tốt, linh động, não trái của bé sẽ phát triển hơn và IQ của bé sẽ cao hơn trong tương lai.
Massage tay bé thường xuyên
Đôi bàn tay tập trung rất nhiều dây thần kinh và nó được kết nối với các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là bộ não, vì vậy, bố mẹ hãy xoa bóp đôi tay bé thường xuyên từ nhỏ.
Việc này không những giảm sự mệt mỏi cho trẻ mà còn rèn luyện cơ bắp, hệ thần kinh đôi bàn tay bé. Ngoài ra, massage cũng có vai trò nhất định trong việc tăng cường sức khỏe thể chất của trẻ.
Massage tay không những giảm sự mệt mỏi cho trẻ mà còn rèn luyện cơ bắp, hệ thần kinh đôi bàn tay bé.
Để trẻ tự do vẽ
Đến một độ tuổi nhất định, hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ thích vẽ bậy, vẽ lên tường, việc này sẽ giúp trẻ phát huy hết khả năng của trí tưởng tượng, đồng thời để trẻ thể hiện bức tranh trong tâm trí trẻ thông qua những ngón tay chúng.
Thực tế, đó là biểu hiện cho thấy đôi bàn tay - bộ não thứ hai của bé đang phát triển mạnh mẽ.