Ngắt lời khi bạn đang nói
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Đứa trẻ có thể cực kỳ háo hức để kể chuyện cho bạn hoặc hỏi bạn điều gì đó. Tuy nhiên nếu như cứ để bé chen ngang vào cuộc nói chuyện của bạn sẽ không giúp bé học cách tôn trọng người khác hoặc trở nên ngoan ngoãn khi bạn đang bận. “Và như thế, trẻ sẽ cảm thấy trẻ luôn được mọi người chú ý, điều này khiến trẻ không nhận thức được tình huống”- Bác sĩ tâm lý Jerry Wyckoff, Tiến sĩ, đồng tác giả cuốn “Dạy trẻ từ không tới có” cho biết
Làm thế nào để chấm dứt điều này:
Lần tiếp theo khi bạn đang chuẩn bị gọi điện hoặc gặp gỡ một người bạn, hãy nói với trẻ rằng bé cần phải giữ trật tự và không được chen ngang làm phiền mình. Sau đó, cho bé chơi với đồ chơi bé thích hoặc hoạt động nào đó khác. Nếu như bé kéo tay bạn khi bạn đang nói chuyện, hãy chỉ vào một chiếc ghế gần đó và bảo bé ngồi im ở đó cho tới khi bạn xong việc. Sau đó, hãy để bé biết rằng bé sẽ không có được điều mình mong muốn nếu như cứ chen ngang khi bạn nói chuyện.
Nghịch quá đà
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Bạn biết rằng mình sẽ phải can nếu như đứa trẻ của mình đấm một bạn cùng trang lứa, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua những hành động nghịch ngợm “láo” khác của bé, ví dụ như xô ngã hoặc cấu véo các bạn. “Nếu như bạn không can thiệp, những hành động nghịch ngợm quá đà của bé sẽ trở thành một thói quen xấu thường xuyên khi bé lên 8. Thêm vào đó, nó gửi đi một thông điệp là bé có thể làm đau người khác một cách thoải mái”- Chuyên gia tư vấn gia đình Michele Borba, tác giả cuốn “Đừng có thái độ vậy với mẹ: 24 hành động hư đốn, ích kỉ trẻ thường làm và cách dừng chúng lại” cho biết.
Làm thế nào để chấm dứt điều này:
Hãy dừng ngay hành động thái quá của trẻ khi bạn phát hiện ra. Kéo trẻ ra một góc và nói với bé rằng “Con đang làm đau bạn rồi đấy, con nghĩ sao nếu như bạn làm điều đó với con?”. Hãy để trẻ biết rằng bất cứ hành động nào làm đau người khác là không thể chấp nhận được. Trước lần chơi tiếp theo, hãy nhắc nhở bé rằng bé không được nghịch ngợm quá đà, và hãy giúp bé cách bé nên nói, nên ứng xử nếu như bé cảm thấy giận giữ hoặc giận dỗi. Nếu như bé một lần nữa lặp lại, phạt không cho bé chơi ngay lập tức.
Giả như không nghe thấy bạn.
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Nói với trẻ 2, 3, đến 4 lần về việc thực hiện một điều gì đó trẻ không thích, ví dụ như vào trong xe hoặc nhặt đồ chơi lên…sẽ gửi đi thông điệp rằng không vấn đề gì nếu như không vâng lời và trẻ mới chính là người quyết định tình huống. “Lặp đi lặp lại một mệnh lệnh chỉ khiếp cho trẻ trở nên chây ỳ và chờ đợi được tiếp tục nhắc lại mệnh lệnh đó hơn là việc chú ý đến nó ngay lần đầu tiên bạn nói trẻ phải làm gì” – Bác sĩ tâm lý Kevin Leman, tiến sĩ, tác giả cuốn “Lần đầu làm mẹ, từ khi sinh đến năm học đầu tiên- cách bước đi đúng đắn” chia sẻ. Không nghe lời, và được cho phép không nghe lời, sẽ làm cho trẻ trở nên bướng bỉnh và lì lợm
Cách chấm dứt điều này:
Thay vì gọi với trẻ từ phòng này qua phòng khác, hãy bước đến gần trẻ và nói với trẻ điều trẻ cần phải làm. Nhìn vào mắt trẻ khi đang nói chuyện và bắt trẻ trả lời bằng cách nói: “Vâng, thưa mẹ”. Chạm vào vai bé, nói rõ tên bé, và tắt TV có thể giúp bé chú ý hơn. Nếu bé vẫn chưa chịu thực hiện yêu cầu, thực hiện ngay một lệnh phạt.
“Khi Jack Lepkowski- một cậu bé sáu tuổi ở New York bắt đầu học thói “nghe nhưng không làm”, bố mẹ cậu bắt đầu thực hiện. Họ nói với cậu rằng nếu như họ yêu cầu cậu làm điều gì đó nhiều hơn 1 lần, ví dụ như đi tắm hoặc lên ăn tối, thì cậu sẽ chỉ được xem 1 clip 1 ngày (bình thường là 2), hoặc cậu sẽ không được cho đi chơi tuần sau. Nếu như họ phải nhắc nhở đến lần hai, thì cậu sẽ không được xem clip nào hết và cũng mất thêm 1 buổi đi chơi nữa. “Tôi cố gắng thực hiện điều này ngay, nếu không thì việc nghe nhưng không làm sẽ tiếp diễn”- bà Mẹ Lydia cho biết, “Cách làm này thực sự có hiệu quả”.
Để bé tự ý làm mọi việc
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Nghe có vẻ tiện thật nếu như trẻ có thể tự lấy đồ ăn, cho đĩa DVD vào đầu và ngồi xem ngoan ngoãn, nhưng nếu như để trẻ tự ý làm những việc mà lẽ ra bạn nên làm không dạy cho trẻ cách làm theo những luật lệ. “Có thể điều này rất ngộ nghĩnh khi bạn thấy đứa trẻ 2 tuổi đi đến tủ, lấy bánh quy ra và tự ăn, nhưng hãy đợi đến 8 tuổi, khi trẻ tự ý sang nhà đứa bạn ở tận cuối phố chơi mà không xin phép bạn xem”. Tiến sĩ Wyckoff nói.
Cách chấm dứt điều này:
Hãy thiết lập một số luật lệ nhỏ trong nhà, và thường xuyên nhắc nhở những điều đó với trẻ (“Con phải hỏi ý kiến mẹ nếu như con muốn ăn kẹo bởi vì đó là luật”). Nếu như trẻ tự bật TV mà không xin phép, ngay lập tức, hãy bảo trẻ tắt đi và nói với trẻ “Con phải xin ý kiến của mẹ trước khi bật TV”. Đọc rõ luật lệ thật rõ rang sẽ giúp trẻ ghi nhớ nó.
Khi cô bé Sloan Ibanez 3 tuổi lấy một vài chiếc bút lông mà không xin phép, rồi sau đó tô vàng cả cánh tay mình, mẹ cô, Tanzy, nói với cô bé rằng bé sẽ phải sơn vàng cả một tấm biển bán garage vào buổi chiều hôm ấy. “Cô bé đã khóc, nhưng tôi bắt buộc phải làm như vậy, nếu như không sau này cô bé sẽ trở nên hư đốn và lặp lại những việc không xin phép trên”. Mẹ cô bé cho biết.
Không tôn trọng người khác
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Có thể bạn không nghĩ rằng việc đứa trẻ trợn mắt hoặt sử dụng một giọng chế nhạo xảy ra cả tuổi trước dậy thì, nhưng những hành động thiếu tôn trọng như vậy vẫn có thể xảy ran gay trong độ tuổi rất nhỏ, khi trẻ thực hiện những hành động này với những đứa trẻ lớn hơn để kiểm tra phản ứng của cha mẹ chúng. Một số bố mẹ cho qua điều này vì họ nghĩ rằng đó chỉ là hành động thoáng qua, không có ý nghĩa. Nhưng nếu như bạn không xử lý điều này ngay lập tức, bạn sẽ thấy con mình có thể trở thành một học sinh hư đốn, không tôn trọng cô giáo, bạn cùng trang lứa, không thể kết bạn và chơi cùng những đứa trẻ hoặc người lớn khác.
Cách chấm dứt điều này:
Khiến trẻ nhận ra hành động của trẻ là xấu. Hãy nói với trẻ rằng, ví dụ “Khi con trợn mắt như thế, nó có nghĩa là con không thích điều mẹ vừa nói”- điều này không phải để làm trẻ cảm thấy mình mắc lỗi, mà nó có ý nghĩa giúp trẻ nhận ra trẻ đang thể hiện điều gì ra ngoài. Nếu như hành động xấu tiếp tục tái diễn, bạn có thể từ chối giao tiếp với trẻ và đi chỗ khác. Hãy nói với trẻ “Mẹ sẽ không nghe và nói chuyện với con nếu như con nói chuyện với mẹ theo kiểu đó, khi nào con nói chuyện đàng hoàng tử tế, mẹ sẽ nghe”.
Thổi phồng sự thật
Tại sao bạn không nên bỏ qua điều này:
Có vẻ không giống như chuyện gì to tát nếu như đứa trẻ nói rằng bé tự dọn giường mình khi mà bé chẳng gấp chăn bao giờ, hoặc như bé nói với một người bạn rằng bé đã từng đến Disney Land khi mà bé chưa đi máy bay bao giờ…Thế nhưng, thực sự quan trọng nếu như bạn muốn con mình lớn lên trung thực sau này. Nói dối có thể trở thành một phản xạ tự nhiên nếu như đứa trẻ học được rằng đó là một cách dễ dàng nhất khiến chúng trở nên hãnh diện, tốt hơn, để tránh làm những điều chúng không muốn làm, hoặc giả vờ gặp khó khăn cho những vấn đề chúng đã hoàn thành.
Làm thế nào để chấm dứt điều này:
Khi đứa trẻ nói khoác, ngồi xuống cùng với trẻ và nói chuyện trực tiếp. Nói với trẻ “Đi chơi ở Disney Land thực sự sẽ rất tuyệt, và một ngày nào đó chúng ta sẽ đi đến đó, nhưng con không nên nói với bạn rằng con đã đến đó khi mà sự thật là con chưa”. Hãy để bé biết rằng nếu như bé không nói thật, sau này mọi người sẽ không tin những gì bé nói. Hãy tìm kiếm lý do bé phải nói dối, và đảm bảo rằng bé không đạt được mục đích đó.
Ví dụ như, nếu như bé nói bé đã đánh răng rồi khi bé chưa, bắt bé quay lại và đánh răng. Khi cô bé 5 tuổi Sophia Hohlbaum bắt đầu nói quá sự thật, mẹ Christine kể chuyện “Cậu bé chăn cừu và đàn sói” cho cô nghe. Câu chuyện giúp trẻ nhìn nhận vấn đề từ bên trong, và giúp chúng trở nên thật thà sau này.