Khi trẻ mắc lỗi, phản ứng đầu tiên và của hầu hết các bậc cha mẹ là la mắng hoặc phạt con. Chính những phản ứng gay gắt đó của phụ huynh khiến đứa trẻ gặp lúng túng, khó khăn trong việc thừa nhận lỗi lầm, thậm chí có xu thế đổ thừa trách nhiệm và tổn thương tâm hồn sâu sắc.
Cũng chính vì điều này mà phương pháp giáo dục đánh đập, mắng mỏ khi con mắc lỗi không được khuyến khích. Thay vào đó mẹ nên có những phản ứng ngược lại sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc nhờ và phương diện giáo dục trẻ nhỏ mà nó mang lại khiến nhiều người đồng tình. Đó là phản ứng của người mẹ trước việc con gái mắc lỗi được cho là cách giáo dục rất tốt. Cũng từ đó nhiều người cho rằng nếu mục đích của giáo dục có thể đạt được bằng cách sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng, thì việc một tay cầm gậy và tỏ vẻ hung dữ chắc chắn cần loại bỏ.
Theo chia sẻ đoạn video ghi lại không gian trong một gia đình ở Quảng Đông, Trung Quốc. Vào một buổi sáng khi bé gái 2 tuổi đang ngồi ăn còn mẹ ở trong bếp. Thấy mẹ quá bận rộn nên bé gái muốn giúp mẹ đặt thức ăn vào trong chiếc túi giữ nhiệt để mẹ mang đi làm ăn vào buổi trưa.
Tuy nhiên việc cô bé không ngờ tới đó chính là khi còn đang lóng ngóng cất hộp thức ăn vào trong túi giữ nhiệt thì cắp hộp cơm bị bung ra và bé chỉ giữ lại được nắp, hộp cơm rơi xuống đất. Cô bé bối rối gọi cầu cứu mẹ. Khi mẹ xuất hiện và hỏi con gái "Con làm đổ cơm của mẹ phải không?", cô bé sợ hãi nói "đừng mắng con".
Giữa lúc đó, nhiều người xem video nghĩ rằng người mẹ sẽ trách phạt, mắng mỏ bé gái nhưng không, bà mẹ nhẹ nhàng đến bên con. Người mẹ không những không trách con gái mà còn nhẹ nhàng hỏi con chuyện gì đã xảy ra. Khi thấy con sắp khóc, mẹ lập tức ngồi xuống ôm con chặt hơn và an ủi "Có phải con vô tình làm đổ nó không?". Thấy mẹ không có ý trách móc, bé gái đã thừa nhận "Vâng ạ".
Sau đó người mẹ tiếp tục ôm con gái vào lòng, lau nước mắt cho con và nói: “Vậy lần sau hãy cẩn thận nhé?” Rồi bà nói nhỏ vào tai con gái "Con không nhấc chân lên được hả, đừng cử động nhé, mẹ sẽ lau sạch. Sau này con cần phải cẩn thận hơn khi giúp đỡ bố mẹ nhé".
Sau đó người mẹ kiên nhẫn giải thích cho con rằng nếu con không cẩn thận sẽ bị làm đổ thức ăn. Thức ăn rơi vãi khắp sàn là một điều vô cùng lãng phí giống như hôm nay. Cô bé dần dần ổn định tâm trạng khi nghe những lời mẹ nói.
Do đó nếu trẻ cảm thấy tội lỗi khi mắc lỗi, lời trách mắng của cha mẹ sẽ chỉ khiến trẻ thêm bối rối.
Sau khi xem video, nhiều người khen ngợi cách dạy dỗ nhẹ nhàng của bà mẹ này đồng thời đứa trẻ sau khi mắc lỗi cũng không né tránh được việc nhận lỗi và phải là một em bé ngoan. Khi trẻ làm điều gì sai, thực ra trẻ đã biết mình sai và với cảm giác tội lỗi, việc người chăm sóc tỏ ra tức giận với trẻ là không thích hợp.
Thay vì la mắng bằng lời, tốt hơn hết cha mẹ hãy bình tĩnh suy nghĩ làm thế nào để trẻ biết được lỗi sai của mình và rút ra được bài học cho lỗi sai lần này.
Dưới đây là những điều mà bố mẹ có thể nói với con khi con phạm sai lầm:
Lời xin lỗi chưa giải quyết được vấn đề, quan trọng là cách khắc phục
Khi con mắc lỗi, nếu bạn chỉ buộc con phải xin lỗi, nó sẽ chưa đủ để dạy cho con bài học gì. Nó sẽ chỉ khiến con ngay lúc đó cảm thấy tức giận và xấu hổ khi phải thừa nhận mình sai. Thậm chí, một số đứa trẻ sẽ không hề cảm thấy hối hận lí do là bởi trẻ không hiểu được bản chất của vấn đề, không biết vì sao mình cần phải nói lời xin lỗi.
Khi ấy, câu “Xin lỗi” nói ra chỉ là hình thức và không thành thật. Nó chỉ là cách giúp trẻ dễ dàng thoát ra khỏi hậu quả từ hành động mà trẻ làm trước đấy.
Thay vào đó, bạn nên cho con mình thấy con đã làm sai điều gì và nó ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Đồng thời, bố mẹ cũng chỉ ra cho con thấy con cần phải thay đổi hành vi để việc này không lặp lại nữa. Nếu con bạn làm tổn thương ai đó, hãy cố gắng giải thích cho hiểu hành động con làm là chưa đúng đắn để tự bản thân con cảm thấy mình cần phải làm một việc gì đó để “chuộc lỗi” với người mà mình vừa gây tổn thương.
Con bạn chắc chắn sẽ nhận được nhiều thứ tốt hơn là chỉ nói một lời xin lỗi. Thừa nhận hành động sai trái của mình có ý nghĩa hơn nhiều khi thực hiện bằng hành động và thay đổi trong nhận thức chứ không phải chỉ bằng một lời nói. Đồng thời, nó cũng khiến con không cảm thấy xấu hổ khi phải cúi đầu nhận lỗi. Lời xin lỗi không nhất thiết phải nói ra bằng lời, nó có thể thể hiện bằng một cái ôm hoặc một hành động tốt.
Giúp con có sự đồng cảm và xin lỗi đúng cách
Khi thấy con gây thương tích cho bạn, hãy nói với con về những gì đang xảy ra, người bạn kia cảm thấy như thế nào, chịu tổn thương ra sao. Bạn hãy giúp con đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận.
Ví dụ con bạn đã làm đau tay một bạn khác, hãy nói với con rằng: “Con nhìn xem, con đã làm cho tay bạn bị bầm tím, bạn chắc chắn là rất đau đấy”. Thể hiện sự đồng cảm với người bị con làm tổn thương sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mình nên hỏi thăm bạn có ổn không, có cần giúp đỡ gì không.
Sau khi giúp con cảm nhận được những tác hại từ việc mình làm và những gì mà bạn kia phải trải qua, hãy giúp con “dọn dẹp” lại những hỗn độn mà con tạo ra, sửa sai bằng hành động cụ thể như mua thuốc bôi, bông gạc, chườm đá… cho bạn… Cuối cùng, điều quan trọng là đảm bảo rằng con sẽ không được cư xử như thế về sau.
Những điều cần phải có trong một lời xin lỗi trung thực
Đừng chỉ nói một câu “Xin lỗi” cộc lốc, hãy dạy con lời xin lỗi cần phải có sự chân thành. Cha mẹ cần phân tích để con hiểu bản chất của vấn đề và để lời xin lỗi của con sẽ có đủ những yếu tố:
- Nói rằng “Tôi thấy tiếc vì đã làm như vậy…”: Câu nói này giúp con bạn hiểu và thừa nhận những gì mình làm trước đó là sai và khiến đối phương buồn.
- “Việc làm của tôi là sai bởi vì…”: Con bạn có cái nhìn từ quan điểm của người khác, khách quan hơn, thay vì suy nghĩ chủ quan từ phía trẻ. Hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác sẽ thay đổi cách cư xử và ngăn chúng không lặp lại sai lầm trong tương lai.
- "Trong tương lai tôi sẽ…": Điều quan trọng với người bị gây tổn thương là việc họ sẽ không phải trải qua việc đó thêm một lần nào nữa. Vì vậy, họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu con bạn hứa rằng chúng sẽ cư xử đúng đắn vào lần tới, ví dụ như việc không tự ý lấy đồ chơi của bạn chẳng hạn.
- “Bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ”: Mặc dù không có gì đảm bảo rằng con bạn sẽ được tha thứ nhưng chúng ta vẫn nên cố gắng xin sự tha thứ. Nó sẽ có thấy rằng con bạn có động thái muốn khôi phục lại tình bạn với người mà con làm tổn thương và cho cả hai thêm cơ hội để làm bạn một lần nữa.
Nguồn: