Trẻ sơ sinh từ lúc chào đời đến khi 6 tháng tuổi luôn được khuyên bú hoàn toàn sữa mẹ. Ngoài tháng thứ 6, bên cạnh việc tiếp tục ti sữa mẹ, các bé bắt đầu tập ăn dặm và sử dụng thêm các loại sữa khác. Ngoài ra từ sau 6 tháng, nhiều bà mẹ cũng phải trở lại với công việc và phải hút sữa mẹ để con ti bình ở nhà.
Tuy nhiên, việc luyện bú bình cho các bé ở giai đoạn đầu không phải đơn giản bởi các bé có xu thế quen việc bú bầu vú mẹ hơn vú giả, đặc biệt khi bé bú mẹ vừa có cảm giác an toàn, được rúc rích nơi ngực mẹ còn bú bình thì hoàn toàn không.
Nguyễn Minh Thư (Hà Nội) - một bà mẹ bỉm sữa cũng đã từng gặp phải vấn đề này khi con trai Kaito không chịu hợp tác trong việc bú bình. "Bé nhà mình nay đã 11 tháng tuổi. Mình cũng từng tập cho con ti bình nhưng bé chỉ chịu bú tầm khoảng 50ml là dừng lại không chịu bú tiếp vì thèm cảm giác rúc rích mẹ hơn. Mẹ cứ nằm xuống là bé lại lao vào rúc mẹ ngay. Không chịu tập ti bình".
Chị Minh Thư và con trai Kaito hiện được 11 tháng tuổi.
"Cái khó ló cái khôn", chị Minh Thư bắt đầu lên mạng tìm hiểu các phương pháp cho con tập ti bình. Chị bất ngờ phát hiện ra một phương pháp có thể giúp con dễ dàng uống sữa từ bình hơn.
Mẹo hay của chị Minh Thư giúp con uống sữa từ bình sữa hiệu quả.
"Thực ra phương pháp này đã được các bà mẹ nước ngoài dùng rồi. Khi con không chịu ti bình, mình nhớ ra giải pháp này và lên mạng tìm kiếm nơi bán dụng cụ câu sữa, nhưng thấy giá khá cao, từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu, có loại còn cao hơn.
Tìm hiểu thì mình thấy cấu tạo của dụng cụ khá đơn giản và mình nghĩ ngay đến dụng cụ y tế - dây truyền dịch. Thế là mình ra tiệm thuốc tây hỏi mua với giá chỉ 3 nghìn đồng một ống dây truyền dịch. Mình đem về nhà và bắt đầu thử nghiệm".
Dụng cụ ống truyền dịch mà chị Thư mua với giá 3 nghìn đồng.
Theo đó, chị Thư bắt đầu thực hiện các bước đơn giản như sau: Do dây truyền khá dài nên cần cắt ngắn lại, đoạn to để chạm đáy bình, đoạn nhỏ cắt đầu kim lấy ven đi cho bé mút. Bước cuối cùng là luồn đầu dây nhỏ vào núm bình và vặn nắp bình lại như thường.
Do ống dây truyền dài nên chỉ cắt lấy 1 đoạn ngắn (phần có con lăn).
Với những bé còn ít tháng nên dùng con lăn để điều chỉnh lượng sữa.
Phần đầu ống to đặt xuống đáy bình, đầu ống nhỏ để bé mút.
"Lúc đầu, do mình đặt ống dây vào ti cho con bú, làm bé thấy không thoải mái, cứ ngậm vào là khóc dãy lên, mình buộc phải bỏ dây ra và cho con ti 1 cách bình tĩnh. Sau đó luồn nhẹ đầu dây vào khoé môi con, nhẹ nhàng, nên bé bú mẹ mà không nhận ra là đang mút ống sữa kèm theo. Mình cho bé ăn theo cách này được vài ngày rồi và vẫn áp dụng cho con mỗi cữ, đều hết bay 180ml/ cữ.
Thật hay, chỉ một lát bé đã ăn hết được bình sữa, mình rất vui nên đã vào ngay nhóm bỉm sữa để khoe và chia sẻ với các mẹ. (cười)".
Bài viết của chị Minh Thư nhận được rất nhiều lượt thích từ các mẹ bỉm sữa.
Bài chia sẻ của chị Minh Thư nhanh chóng nhận được phản hồi tốt từ các mẹ bỉm sữa khác bởi cũng chính bản thân các mẹ nuôi con nhỏ đều gặp phải trường hợp tương tự. Hiện tại bài đăng của mẹ bỉm sữa Minh Thư đã thu hút gần 5 nghìn lượt thích.
Đối với các mẹ bỉm sữa muốn tham khảo cách cho con ăn sữa bằng bình theo phương pháp của chị Thư, chị Thư lưu ý:
- Vì Kaito 11 tháng nên bé dùng đoạn nhỏ của dây là mút vừa lượng sữa, không cần giữ lại con lăn. Với bé còn ít tháng sợ sặc sữa thì giữ lại con lăn để điều chỉnh lượng sữa chảy khi con mút.
- Luồn dây vào khoé môi con 1 cách nhẹ nhàng, nếu luồn vị trí khác bé nhận ra và không hợp tác ngay.
- Tránh để dây lòng vòng vào tầm mắt của con, để con không nghịch giật dây các mẹ nên mua loại dây truyền dịch như của chị Thư vì những loại khoảng 15 nghìn đồng, dây 2 đầu to bằng nhau, rất khó để bé hợp tác.
>> XEM TIẾP: Luyện con bú bình theo cách này, bé ti một loáng là hết sạch