Sau 6 tháng là khoảng thời gian mẹ có thể bắt đầu thử nghiệm chế độ ăn dặm và uống sữa công thức cho các bé. Lúc này, một trong những thực phẩm không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ đó là sữa công thức.
Tuy nhiên, việc gì mới bắt đầu đều rất khó khăn để tiếp nhận và thực hiện. Con nhỏ cũng vậy, khi bắt đầu bú bình bé sẽ có nhiều bỡ ngỡ nên có thể dẫn đến tình trạng lười ăn.
Vì thế, mẹ cần kiên nhẫn khi tập cho con cầm bình để bú, đọc thêm nhiều kiến thức nắm bắt tâm lý để biết cách cho bé ăn dễ dàng hơn.
Mẹ cần kiên nhẫn khi cho con tập bú bình . Ảnh minh họa
Đối với lần đầu cho con bú bình mẹ nên:
- Giới thiệu bình sữa với con: Hãy thử cho con cầm nắm chai sữa để con biết hình dáng, kích thước và trọng lượng, tập quen dần. Nhưng hãy nhớ bắt đầu bằng một chai rỗng không có sữa và hỗ trợ bé cầm.
- Khi thấy bé bắt đầu có biểu hiện làm quen với bình sữa rồi thì đổ thêm sữa bào bình, nhiều dần, nhiều dần, lưu ý trọng lượng của sữa nên vừa với sức cầm của bé.
- Từ từ di chuyển chai vào gần miệng bé.
- Cho bé ngửi mùi sữa và tập giữ núm vú bằng miệng.
- Tay mẹ đỡ đầu còn lại của bình sữa và điều cần thiết là phải để ý đến tốc độ uống của con thường xuyên, không được vừa cho con bú bình vừa làm việc khác, như thế dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa ở bé.
Dưới đây là 5 mẹo nhỏ mẹ nên thực hiện để bé bú sữa một cách ngoan ngoãn:
1. Quan sát kỹ năng vận động của bé: Đừng ép bé cầm bình sữa khi cho ăn. Thay vào đó, đi theo các mốc kỹ năng vận động của bé. Trẻ thường tìm hiểu cách "mở và đóng" tay khi được ba tháng tuổi. Có những bé cũng có thể lâu hơn. Vì thế cần quan sát thật kĩ kỹ năng vận động, cầm nắm của con trước khi cho con tự cầm bình.
2. Dạy các tiện ích của chai cho bé: Bạn có thể làm điều này khi con khóc đói và giới thiệu chai sữa cho con.
Nên một tay ôm con và một tay cầm bình cho bé bú. Ảnh minh họa
Trẻ học cách nhận diện khuôn mặt và các vật thể ở khoảng cách gần sớm thì ba tháng tuổi, muộn thì có thể lâu hơn. Điều đó có nghĩa là con có thể dễ dàng liên kết các đối tượng bé nhìn thấy với một mục đích nào đó.
Vì thế, giúp con hiểu được mối liên hệ giữa cảm giác đói và bú bình. Hãy "đào tạo tâm trí" của con là cần tìm đến bình sữa - một nguồn thực phẩm tự động kích giúp con hết cơn đói.
3. Ôm con: Con sẽ cảm nhận được sự ấm áp từ cơ thể của mẹ khi mẹ cho con bú, điều đó khiến bé an tâm hơn khi ăn.
Vì thế, hãy cho con trải nghiệm cảm giác tương tự ngay cả khi đang bú bình. từ đó bé sẽ có cảm giác "không bị tước đoạt sự gần gũi" khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Ôm con trong lòng và để bé tự cầm bình bú là một kỹ năng mẹ nên thực hiện.
4. Duy trì hòa bình và sự im lặng trong khi cho con ăn: Đừng đánh lạc hướng con bằng tiếng ồn khi cho con ăn.
Nếu con không bằng lòng bú sữa và đòi hỏi nhiều thứ, thay vì đưa cho con đồ chơi hay cho con xem điện thoại, hãy ôm con vào lòng. Sự ấm áp từ cơ thể của mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an yên hơn và nhanh chóng quay lại với việc bú bình hơn là tivi hay đồ chơi.
5. Đừng ép con uống hết: Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể thay đổi tâm trạng khi không mong muốn. Và ép con làm một việc mà chúng không thích chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả gì tốt đẹp và càng khiến chúng cảm thấy sợ hãi hơn.
Vì thế, đừng ép con phải uống hết một chai sữa trong một ngày. Pha ít sữa, đủ liều lượng là tốt, bằng không hãy bảo quản nó và cho bé ăn khi con cảm thấy đói.
* Bài viết có tham khảo từ Mom Junction