Thời điểm phù hợp lên thực đơn ăn dặm cho bé
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia thì để trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, cân nặng cần phải đảm bảo tăng từ 500-600g/ tháng. Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ hoàn toàn có thể đảm bảo đủ để cho bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, bé có thể tập ăn dặm do ở thời điểm này, sữa mẹ có ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu nên cần phải có nguồn dưỡng chất bên ngoài để bổ sung cho trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho bé cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Những dưỡng chất cần đảm bảo bổ sung cho trẻ ở thời kỳ ăn dặm thông qua chế độ dinh dưỡng bao gồm sắt, protein, DHA, canxi, choline, folate... Cần phải lưu ý rằng, dưới 6 tháng tuổi trẻ không nên ăn dặm do hệ tiêu hóa còn rất non và dễ rất đến tình trạng đau dạ dày, dễ bị chậm lớn, còi xương…
Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé chậm tăng cân
Trong quá trình lên thực đơn ăn dặm dành cho bé bị chậm tăng cân, mẹ cần lưu ý đến các yếu tố sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Bữa ăn thay đổi, đa dạng, phong phú để cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé.
- Các loại thực phẩm nên cho các bé ăn bao gồm: sữa công thức, sữa mẹ, cháo, trứng, rau củ quả, thịt, ngũ cốc, đậu phụ, sữa đặc, sữa chua, bánh mì, bánh quy, dầu ăn, bơ...
- Loại bỏ các loại thực phẩm như: đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ chiên, đồ uống có ga, các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, muối...
- Nên tăng cường cho bé uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bé thải độc nhanh chóng và tiêu hóa tốt hơn.
- Nếu như bé không có hứng thú với một số loại thực phẩm, nên thử một số cách chế biến khác nhau để bé có thể tiếp nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Một em bé mũm mĩm không có nghĩa em bé đó khỏe mạnh. Tuy nhiên, một em bé mũm mĩm không hiếu động mới đáng lo ngại.
- Trong thời gian cho trẻ ăn, tránh xem TV, trò chơi hay các trò vận động vì các chất dinh dưỡng của trẻ không được cơ thể hấp thụ.
Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
- Bé 06 tháng tuổi
+ Chủ yếu sử dụng loại bột loãng hoặc các loại thức ăn nghiền, xay.
+ Cho bé bú mẹ 01 bữa + 01 bữa ăn dặm.
- Bé 07 tháng tuổi
+ Bé có thể sử dụng bột đặc hoặc thức ăn nghiền, thái nhỏ
+ 02 bữa ăn + 01 bữa bú mẹ.
Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 7 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
- Bé 08 tháng tuổi
+ Ở tuổi này, bé có thể ăn dặm trái cây, rau xanh, thịt nhuyễn.
+ Cho bé ăn bột ngũ cốc để bổ sung sắt.
- Bé 09 tháng tuổi
+ Tuổi này bé có thể ăn cháo, bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc để con có thể cầm, nắm được.
+ Số bữa ăn tăng lên, 03 bữa ăn + 01 bữa bú mẹ.
- Bé 10 tháng tuổi: Ngoài các bữa ăn chính, có thể bổ sung các loại hoa quả, rau củ theo mùa.
- Bé 11 tháng tuổi:
+ Mẹ hãy cho bé ăn cháo, thức ăn thái khúc.
+ Kết hợp 01 bữa bú mẹ + 03 bữa ăn dặm
- Bé 12 tháng tuổi: Mỗi bữa 01 bát cháo khoảng 200 ml gồm có: thịt hoặc cá, tôm, trứng,… và rau xanh.
Tham khảo một số món ăn dặm cho bé tăng cân dành cho mẹ
Cháo thịt bò súp lơ
- Nguyên liệu: Gạo, súp lơ, thịt bò, dầu ăn, hành tím, gia vị cho bé.
- Chế biến:
+ Bước 1: Thực hiện ngâm gạo cùng nước cho mềm rồi nấu cháo chín, rây mịn thành cháo.
+ Bước 2: Cắt nhỏ súp lơ rồi rửa sạch sau đó hấp chín rồi xay nhuyễn.
+ Bước 3: Thịt bò mang rửa sạch rồi xay nhuyễn, ướp cùng gia vị cho bé cho thơm hơn. Sau đó cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành rồi xào thịt bò chín.
+ Bước 4: Khi cháo đã chín mềm thì cho cháo với thịt bò, súp lơ trộn với nhau sau đó múc ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm.
Cháo thịt bò súp lơ. (Ảnh minh họa)
Cháo lươn khoai môn
- Nguyên liệu: Khoai môn/ khoai tây/khoai lang, sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Chế biến:
+ Bước 1: Rửa sạch khoai rồi cắt nhỏ rồi hấp chín nghiền nhuyễn.
+ Bước 2: Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khoai rồi nấu lửa nhỏ rồi rây mịn và cho bé ăn.
+ Bước 3: Múc ra bát và cho bé ăn khi còn ấm ấm.
Cháo tim nấu mướp
- Nguyên liệu: Gạo nếp, thịt tim heo, mướp, 1 thìa canh dầu ăn, gia vị cho bé.
- Chế biến:
+ Mang tim heo đi sơ chế thật sạch, sơ chế sạch, băm nhỏ, sau đó ướp với gia vị vừa ăn.
+ Đem tim heo đã ướp đi xào chín
+ Mướp gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu vừa ăn
+ Lấy gạo nếp đem nấu cùng nước.
+ Khi cháo chín, bỏ phần tim heo, mướp đã xào vào đảo đều cho đến khi sôi lại là được.
Cháo cá rô phi rau cải xanh
- Nguyên liệu: Gạo, nước, cá rô phi, rau cải xanh, gia vị cho bé, dầu ăn.
- Chế biến:
+ Ngâm gạo cùng nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn.
+ Lọc thịt cá rô phi rồi xay nhuyễn, lọc xương, ướp gia vị cho bé sau đó cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành rồi nấu cho chín.
+ Rau cải rửa sạch rồi cắt nhỏ, xay nhuyễn.
+ Khi cháo nấu chín rồi cho các nguyên liệu vào rồi trộn đều, nêm lại gia vị và múc ra bát rồi cho bé ăn khi còn ấm ấm.
Món cháo cá rô phi nấu rau cải xanh cho bé. (Ảnh minh họa)
Súp gà nấm
- Nguyên liệu: Gạo, nước, gà, nấm, gia vị cho bé, dầu ăn.
- Chế biến:
+ Ngâm gạo với nước rồi nấu thành cháo cho chín, rây qua rây cho mịn.
+ Làm sạch thịt gà và băm nhuyễn rồi sau đó dầu ăn phi thơm hành rồi cho thịt gà chín tới.
+ Nấm rửa sạch rồi băm nhuyễn rồi cho các nguyên liệu rồi múc ra bát sau đó cho nguội và cho bé ăn.
Cháo yến mạch
- Nguyên liệu: Gạo, nước, yến mạch.
- Chế biến:
+ Gạo ngâm với nước sau đó nấu thành cháo chín rồi rây cho mịn.
+ Ngâm yến mạch cho mềm rồi xay nhuyễn sau đó rây cho mịn rồi nấu chín.
+ Trộn cháo với yến mạch đều đặn rồi múc ra bát và cho bé ăn.
Cháo đậu xanh nấu nấm và trứng
- Nguyên liệu: Hạt đậu xanh chà vỏ, gạo tẻ, 3 quả trứng cút, nấm rơm, 1 thìa canh dầu ăn, gia vị cho trẻ.
- Chế biến:
+ Nấm ngâm cùng bột năng cho trắng, rửa sạch và xắt hạt lựu.
+ Đậu xanh cùng cháo trắng nấu cho nhừ.
+ Khi cháo vừa chín, cho nấm vào, đậy nắp 3 phút rồi cho trứng vào đậy nắp 2 phút, thêm muỗng dầu, trộn đều, nêm gia vị cho vừa ăn.
Mẹ cần lưu ý, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trẻ em để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé và điều chỉnh thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Nguồn: