Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ kèm ăn bổ sung thích hợp cho trẻ đến 2 tuổi hoặc hơn thế nữa.
Hàng loạt ưu điểm từ việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được khẳng định: Chứa đủ thành phần dinh dưỡng lý tưởng cho con phát triển toàn diện; tăng cường sức đề kháng; giúp con thông minh; ngăn ngừa bệnh tật; tạo mối liên kết mẫu tử thiêng liêng; giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và trầm cảm sau sinh ở sản phụ…
Biết rõ những lợi ích tuyệt vời ấy, có người mẹ nào lại không muốn nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành của mình. Nhưng sau khi sinh, nhiều người mẹ không có sữa hoặc có rất ít, dùng đủ mọi cách để “gọi” mà sữa mãi chẳng chịu về. Áp lực từ gia đình và từ chính bản năng làm mẹ khiến tình trạng stress, trầm cảm sau sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nỗi bất lực của người làm mẹ
Mẹ N.T.L.N (25 tuổi, TP. HCM) trải qua thời kỳ mang thai hết sức yên bình. Sức khoẻ của mẹ ổn định, em bé phát triển tốt. Đúng tháng, đúng ngày, mẹ chuyển dạ. Nhưng “sóng gió” từ đây mới bắt đầu.
Cơn chuyển dạ đã kéo dài hơn 20 tiếng đồng hồ mà mẹ vẫn chưa thể sinh. Tâm lý của mẹ trở nên hoảng loạn, mà càng hoảng loạn thì càng ảnh hưởng đến sự co thắt và độ mở của tử cung, càng kéo dài cơn chuyển dạ. Bác sĩ chẩn đoán là do kích thước thai nhi quá lớn. Cuối cùng, bác sĩ chỉ định sinh mổ. Điều này chính là cú sốc đầu tiên trên hành trình làm mẹ của N.
Sau khi vượt cạn, mẹ lại tiếp nhận cú sốc thứ hai. Bế con trên tay, đặt ti vào chiếc miệng bé xinh của con, con cố sức bú, nhưng lại không có giọt sữa nào được tiết ra. 1 ngày, 3 ngày, rồi nhiều ngày trôi qua, dù sữa cũng đôi lúc xuất hiện, tuy nhiên lúc có lúc không, chẳng đáng kể. Con đói bụng, cứ liên tục quấy khóc. Mẹ cảm thấy vô cùng bất lực và tội lỗi.
Bà nội thì so bì mẹ với chị hai chồng, 1 năm trước chị hai cũng sinh mổ, cũng tắc sữa nhưng cuối cùng đã tìm được cách để gọi sữa về. Bà ngoại thì hỏi hết người này đến người kia, gọi điện thoại cho tất cả thân nhân, bạn bè là bác sĩ để tư vấn, rồi bày cho mẹ đủ thứ cách, nhưng kết quả vẫn là con số 0 tròn trĩnh. Thấy hàng xóm và bạn bè nguồn sữa dồi dào, thậm chí là dư dả, hút cho con bú không hết phải đem bỏ, mẹ nghĩ lại mà chua xót, tủi thân.
Và đây không chỉ là nỗi bất lực của riêng mẹ N.
Nghĩ thoáng hơn để nuôi con tốt hơn
Mẹ V.T.T.T (30 tuổi, Quảng Ngãi) cũng có hoàn cảnh gần giống với hoàn cảnh của mẹ N.T. L.N. Mẹ T cho biết, vì vỡ ối nên mẹ phải sinh mổ khi em bé chỉ mới 33 tuần tuổi. Những ngày đầu tiên con chào đời, mẹ hoàn toàn không có sữa.
Nhưng may mắn sao, mẹ T đã được các chị điều dưỡng giới thiệu để làm đơn xin nhận sữa mẹ từ ngân hàng sữa mẹ của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng. Nhờ vậy mà trong những ngày đầu đời, em bé vẫn bú sữa mẹ đầy đủ 12 lần mỗi ngày, phát triển tốt, tăng cân đều đặn và khoẻ mạnh.
Mẹ T.Q.G (27 tuổi, Đồng Nai) và gia đình thì lại có lựa chọn khác. Thể chất ban đầu của mẹ G khá yếu, sau khi sinh con xong, mẹ còn bị suy nhược nặng, dẫn đến tình trạng sữa ra rất ít, không đủ cho con bú. Dù đã thử bằng nhiều cách kích sữa khác nhau nhưng sữa vẫn mãi biệt tăm, chỉ có sức khoẻ của mẹ là ngày càng đi xuống.
Sau khi bàn bạc, tìm hiểu, hỏi ý kiến bác sĩ, hai vợ chồng đã thống nhất với bên nội và bên ngoại là trước mắt sẽ tạm thời nuôi con bằng sữa công thức. Tuy nhiên, mong muốn được nuôi con bằng chính dòng sữa của mình vẫn luôn ấp ủ trong lòng người mẹ trẻ. Vì vậy, chị G cẩn thận tìm kiếm sữa mát có chứa kháng thể, các dưỡng chất đầy đủ, khoa học từ các thương hiệu lớn có uy tín qua thông tin từ báo chí, lời giới thiệu của bạn bè, đặc biệt là tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh đó, chị còn lựa chọn sữa có vị nhạt gần giống sữa mẹ với hy vọng nếu sữa về, em bé của chị vẫn có thể quay lại bú mẹ mà không bị quen với vị ngọt của sữa công thức.
Như nhiều mẹ bỉm khác, chị G cũng thường lo lắng con uống sữa công thứ sẽ gây táo bón/tiêu chảy, nhưng sau một thời gian sử dụng nhận thấy con hợp sữa, hấp thu tốt và “trộm vía” bú ngon, ngủ ngoan. Nhờ vậy mà những áp lực trên vai người mẹ trẻ ngày càng được giải tỏa, tâm lý chị G thoải mái, vui vẻ hơn, không khi gia đình cũng nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười hơn. Có lẽ nhờ vậy mà vào một ngày đẹp trời nọ... “sữa về” trong sự bất ngờ và vỡ òa hạnh phúc của chị G. Nhưng trong lòng chị cũng dấy lên chút căng thẳng, sợ rằng con uống quen sữa công thức, giờ sẽ không chịu bú mẹ nữa. Nhưng cũng may sữa mát ban đầu chị lựa chọn có vị nhạt gần giống sữa mẹ, nên dù lần đầu được bú sữa mẹ, “cục cưng” của chị G vẫn có thể tiếp nhận được. Nhìn con nằm trong vòng tay, cảm nhận từng dòng sữa chảy từ người mình vào miệng con, chị G không kiềm được hạnh phúc và rơi nước mắt. Sau nhiều tháng trời áp lực, dằn vặt mình, giờ chị đã có thể tận hưởng trọn vẹn những hạnh phúc khi được làm mẹ.
Tuy sữa đã về nhưng không nhiều nên từ hôm ấy, chị G cho con bú song song cả sữa mẹ và sữa mát để bổ sung dinh dưỡng thật đầy đủ cho con. Cũng nhờ vậy, bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng có thể gần gũi, chăm sóc con, cho con ăn hàng ngày. Điều này không chỉ giúp mẹ đỡ áp lực hơn, có thêm thơi gian nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng nuôi con, mà còn giúp con cảm nhận được tình cảm yêu thương từ mọi thành viên trong gia đình.
Trải qua nhiều khó khăn, chị G cảm thấy bản thân đã đạt được thành công lớn nhất cuộc đời khi con mình đang vui khỏe lớn khôn mỗi ngày. Kết thúc chia sẻ của mình, người mẹ trẻ nhắn nhủ: “Đừng bao giờ để cho việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức trở thành áp lực của các mẹ bỉm. Sữa mẹ cũng được, sữa công thức cũng tốt, nếu biết sử dụng đúng cách và lựa chọn đúng loại thì sữa công thức cũng có thể cung cấp cho con đầy đủ những gì mà con cần. Hãy suy nghĩ thoáng hơn để hành trình nuôi con tràn đầy niềm vui và hạnh phúc, thay vì những áp lực nặng nề”.
Nguồn: