Sau khi ra viện cháu lớn rất nhanh, tháng đầu tăng được 1,8kg. Thời gian cháu ngủ khá nhiều, chỉ mỗi việc rất ít hóng chuyện. Tôi rất lo lắng không biết ở tuổi con tôi biểu hiện của cháu như vậy liệu có quá bất thường. Rất mong chuyên gia tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn (Trần Thị Trang)
Ảnh minh họa: Santabanta.com. |
Trả lời
Chúng tôi xin chia sẻ với những lo lắng của chị về sự phát triển của con mình. Ở thời điểm 3 tháng tuổi, thông thường trẻ chưa thể hiện được nhiều. Bên cạnh đó việc sinh sớm hơn so với mốc chuẩn (40 tuần) thì bạn chỉ so sánh được sự phát triển về tâm vận động của con mình với những trẻ sinh đủ tuần khác ở 2 tháng tuổi mà thôi (tuổi thực của cháu phải trừ đi 3 tuần).
Tuy nhiên, để bạn có thông tin tham khảo, chúng tôi xin đưa ra một số mốc phát triển và những hành vi trẻ đạt được ở từng thời điểm giúp bạn tiện theo dõi và sớm để ý đến những biểu hiện khác thường nếu có:
- Trẻ được 4 tuần tuổi bắt đầu điều khiển được mặt, biết nghiêng đầu, nhìn chằm chằm vào vật trước mặt hoặc đã biết nghiêng đầu nhìn theo một vật, thích nhìn mặt người. Ở tuổi này về ngôn ngữ trẻ mới chỉ phát ra được âm gừ gừ nhẹ và hướng mắt đến nguồn phát ra âm thanh (như tiếng lục lạc hoặc chuông).
- Trẻ được 16 tuần tuổi về mặt vận động đầu đã nghển lên được, tư thế cân đối, bàn tay bắt đầu biết mở ra, nắm vào. Cháu liếc mắt nhìn theo vật được xa hơn và di chuyển ánh mắt theo vật phát tiếng động. Về ngôn ngữ, thời điểm này cháu đã biết cười, có thể phát ra âm đơn hoặc ba ba, ma ma không đặc hiệu bên cạnh những âm gừ gừ. Về mặt xã hội, cháu đã biết dùng cả 2 bàn tay để chơi đồ, viết vân vê áo, nhận biết được núm vú chai sữa và chủ động há mồm khi ăn.
Nếu con bạn đạt được các mốc phát triển ở những thời điểm tương ứng thì bạn đừng quá lo ngại. Vì các vấn đề hành vi của con cái bị ảnh hưởng bởi tâm trạng và cảm xúc của người chăm sóc nên khi cha mẹ cảm thấy lo lắng, con trẻ sẽ cảm nhận được và thấy không an toàn. Chính cảm giác không an toàn ở các em sẽ dẫn tới những hành vi không đáp ứng như bạn đã nêu. Chúc bạn sáng suốt và thành công.
Thạc sĩ Trần Thành Nam
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC