Vào một buổi chiều nọ, Anna và Mary ở Mỹ ra ghế đá công viên trò chuyện. Anna lấy điện thoại ra, chia sẻ một trò chơi mình mới chơi gần đây. Trong khi đó, Mary lắc đầu, tỏ ý rằng không quen với trò chơi đó.
Anna ngạc nhiên hỏi: "Bạn chưa bao giờ chơi game trên điện thoại à".
Mary mỉm cười đáp: "Khi còn nhỏ, cha mẹ không cho mình chơi thứ này".
Đoạn hội thoại này đã khơi dậy cuộc thảo luận của Anna và Mary về tác động của những trải nghiệm thời thơ ấu đối với việc hình thành nhân cách và thói quen khi trưởng thành.
Với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người hiện đại. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có những trẻ em được bố mẹ cho tiếp xúc điện thoại từ nhỏ. Cũng từ đó, trẻ em có khả năng nghiện điện thoại là rất lớn.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều, thậm chí nghiện điện thoại có thể khiến trẻ mắc nhiều vấn đề về tâm lý.
Dùng điện thoại quá nhiều có thể khiến trẻ mắc nhiều vấn đề về tâm lý. Ảnh minh hoạ
Huyền thoại công nghệ, tỷ phú Bill Gates từng chia sẻ ông cấm con dùng thiết bị điện tử vào bữa ăn, ban đêm, cuối tuần. Ông không phải chuyên gia IT duy nhất làm điều này.
Tim Cook (CEO Apple) chia sẻ việc ngày càng nhiều thanh, thiếu niên sử dụng iPhone, iPad không cho thấy sản phẩm của họ thành công. Vị tỷ phú cho rằng phụ huynh cần kiểm soát thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ của trẻ. Cháu của Tim Cook cũng được dạy theo cách này và không dùng mạng xã hội.
Năm 2010, Nick Bilton, phóng viên của New York Times, đã có cuộc trò chuyện với cựu sáng lập Apple. Nick mở đầu câu chuyện: "Con của ông chắc hẳn thích iPad, iPhone đúng không?". Đáp lại sự tò mò của phóng viên, Steve Jobs đưa câu trả lời bất ngờ: "Các con tôi không được sử dụng những thiết bị này. Tôi giới hạn các con dùng thiết bị công nghệ khi ở nhà".
Vì sao nhà sáng lập ra điện thoại Apple lại nói như vậy? Bởi vì ông biết rằng thiết bị điện tử vô cùng có hại với trẻ em.
Để tìm hiểu kĩ hơn về sự khác biệt này, Đại học Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm.
Thí nghiệm này có 100 trẻ em tham gia và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm là các em không tiếp xúc điện thoại, nhóm còn là những đứa trẻ nghiện dùng điện thoại.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, nhóm những đứa trẻ nghiện điện thoại chỉ có 2 em là đỗ đại học, còn nhóm không tiếp xúc thì phần lớn đều đỗ đại học.
Quả thật là cách phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.
Theo nghiên cứu của ĐH Harvard, những trẻ thích xem điện thoại thông minh có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn so với các em dành thời gian đó để vui chơi ngoài trời. Ảnh minh hoạ
Từ thí nghiệm trên, đại học Harvard đã rút ra một kết luận là: Khi trưởng thành, so với những đứa trẻ không dùng điện thoại, những đứa trẻ nghiện điện thoại có sự khác biệt rất lớn và được thể hiện thông qua các phương diện sau:
1. Khác biệt về khả năng diễn đạt
Theo nghiên cứu của ĐH Harvard, những trẻ thích xem điện thoại thông minh có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn so với các em dành thời gian đó để vui chơi ngoài trời.
Điều này dễ hiểu khi tất cả các chương trình, trò chơi đều được thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên điện thoại, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.
Ngược lại, những trẻ không thích xem điện thoại thông minh có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ được linh hoạt hơn.
2. Khác biệt trí tuệ
Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều trường học cấm học sinh mang điện thoại tới lớp. Bởi vì trẻ em còn quá nhỏ, không có khả năng tự kiểm soát bản thân. Những đứa trẻ mà nghiện dùng điện thoại sẽ không tập trung vào việc học tập.
Đa phần trí thông minh của trẻ em đều như nhau, sự khác biệt lớn nhất là môi trường và cách mà bố mẹ chúng giáo dục.
Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng không có một đứa trẻ nào nghiện sử dụng điện thoại mà thành tích học tập vẫn tốt. Bởi vì tâm trí của chúng không chú tâm vào việc học. Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất là học sinh cấp
Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ảnh minh hoạ
3. Khác biệt về khả năng tập trung
Nghiên cứu của đại học Harvard cũng cho thấy những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh từ nhỏ có khả năng tập rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ.
Nhiều đứa trẻ có học lực tốt khi chúng còn nhỏ nhưng khi lớn lên, điểm số có xu hướng thấp dần. Cha mẹ thường sẽ nghĩ rằng do trẻ chưa nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng thực ra tất cả là do sự tập trung.
Nguyên nhân là khi cấp học tăng lên, kiến thức sẽ được truyền tải nhanh hơn, khó hơn đòi hỏi trẻ phải tập trung và phát huy khả năng tư duy để nắm bắt được bài học. Nếu các em không tập trung theo dõi, chểnh mảng học tập sẽ khó theo kịp bài học. Dần dần, điểm số của trẻ cũng sẽ giảm sút.
Nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa trẻ và bạn bè. Do đó, việc trẻ học hành sa sút đi không phải do IQ mà là trẻ thiếu dần sự tập trung.
4. Khác biệt thị lực
Khi còn nhỏ, thị lực của trẻ em chưa phát triển toàn diện. Nếu tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm, mắt sẽ dễ dàng khô, đỏ, bị tật khúc xạ. Ngược lại, những đứa trẻ không xem điện thoại có tỉ lệ bị cận thị thấp hơn nhiều. Đây cũng là điểm mà các bậc phụ huynh có thể thấy dễ dàng nhất.
5. Khác biệt tính cách
Nghiên cứu còn phát hiện, những đứa trẻ nghiện điện thoại sẽ coi điện thoại là bạn bè của chúng. Chúng có thể không cần bạn bè khác ngoài điện thoại. Dần dần các em không thích giao lưu với thế giới bên ngoài, tính cách cũng có thể khép kín hơn, sau này lớn lên năng lực xã hội bị ảnh hưởng rất lớn.
Ngược lại, những đứa trẻ không thích xem điện thoại sẽ thích đi ra ngoài chơi với những đứa trẻ khác, tính cách cũng hướng ngoại hơn.
Ngoài ra, những đứa trẻ thường xuyên xem điện thoại đa phần sẽ hướng nội, tự ti, không thích giao lưu với người khác. Khi lớn rất khó để hòa nhập thế giới bên ngoài.