Theo các nhà nghiên cứu, tỉ lệ những bé có răng sữa trước khi chào đời chỉ chiếm 1/2000. Ngoài ra thông thường chiếc răng sữa của bé sẽ bắt đầu mọc khi được 6 tháng tuổi và 20 chiếc răng đầu đời sẽ mọc hoàn thành vào lúc khoảng 31 tháng (2,5 tuổi).
Trẻ nhỏ bắt đầu thay răng sữa khi bước sang 6-7 tuổi. Ảnh minh họa
Từ 6-7 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên thành chiếc răng vĩnh viễn. Và cứ thế, lần lượt những chiếc răng sữa sẽ được thay hoàn toàn. Thông thường, sau khi nhổ răng sữa cho con, cha mẹ thường vứt bỏ, cũng có người ném xuống gầm giường, nóc nhà (theo quan niệm dân gian).
Tuy nhiên, sau khi biết được thông tin dưới đây chắc hẳn ít nhiều cha mẹ sẽ bảo quản chiếc răng sữa của con thật cẩn thận vì sau này, khi bé trưởng thành sẽ có lúc cần đến, thậm chí có thể cứu mạng sống cho con.
Theo một nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Songtao Shi với Viện Nghiên cứu Răng Sọ năm 2013 đã phát hiện ra rằng trong một chiếc răng sữa có chứa từ 10-20 tế bào gốc có giá trị, có thể được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Tế bào gốc răng sữa có thể giúp tái tạo răng, sửa chữa các tế bào hư tại ở một số bộ phận con người. Ảnh David Wolfe
Nghiên cứu được thực hiện từ răng sữa của những em bé 7-8 tuổi, tiến sĩ Shi và đồng nghiệp nói rằng, tế bào gốc có trong răng sữa của trẻ hoàn toàn khác so với những gì họ tìm thấy trong răng người lớn.
Các tế bào gốc trong răng sữa có thể được sử dụng để sửa chữa các tế bào bị hư hại ở tuyến tụy, tim hoặc não bộ. Ngoài ra, tế bào gốc từ răng còn có khả năng giúp tái tạo răng.
Các tế bào gốc từ răng trẻ là một trong những tế bào mạnh nhất trong cơ thể con người. Chúng phát triển nhanh hơn và lâu hơn tế bào gốc từ các khu vực khác.
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, nếu khi cần thiết có thể lấy răng vĩnh viễn ra dùng được không? Câu trả lời là không vì khi tế bào gốc đã "có tuổi", chúng trở nên kém hiệu quả. Nếu con bạn cần tế bào gốc khi trưởng thành, răng hiện đang "sống" trong miệng (răng vĩnh viễn) sẽ không còn hữu ích nữa.
Một số thử nghiệm tế bào gốc đã được thực hiện bằng cách sử dụng các tế bào gốc tủy xương hoặc tế bào gốc máu và báo cáo đã được công bố nhưng chưa phổ biến.
Vì thế, khi nhổ bỏ những chiếc răng sữa đầu đời cho con cha mẹ nên bảo quản kĩ lại và cất đi để sau này sẽ có lúc cần đến.
*Thông tin tham khảo từ David Wolfe