Buổi sáng là khoảng thời gian bận rộn nhất trong ngày, bởi bố mẹ thường phải cho trẻ ăn, đưa con đến trường. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ rất khó khăn để thức dậy, đôi khi việc này cũng làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng.
Tại sao buổi sáng trẻ không dậy được, có phải đã ngủ muộn quá không? Hay do hất lượng giấc ngủ kém? Bố mẹ nên tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như tìm ra phương pháp đánh thức trẻ dễ dàng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Tại sao trẻ khó dậy vào buổi sáng?
Thực tế cho thấy, không chỉ trẻ em khó dậy mà nhiều người lớn cũng mắc phải tình trạng này. Liên quan đến cả mặt thể chất và tâm lý.
Về mặt sinh lý: thời tiết quá lạnh, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, khó chịu,… cũng liên quan đến việc tiết cortisol.
Cortisol có quy luật bài tiết riêng trong cơ thể người, nó có giá trị thấp nhất từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, tăng từ từ lúc 4 giờ sáng, đạt giá trị cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần.
Khi một người bị đánh thức dữ dội, sự tiết ra cortisol tăng lên, buộc người ta phải thức dậy, nhưng theo quán tính khi ngủ sẽ khiến tâm trí người ta trong một khoảng thời gian mê muội.
Về mặt tâm lý: Trẻ cho rằng ở nhà vui hơn đi học và ngại đến trường, gặp chuyện không vui ở trường và không chịu đi học, một số trẻ mẫu giáo còn lo lắng chia ly...
Nhiều trẻ nhỏ khó khăn để thức dậy vào buổi sáng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc bố mẹ đánh thức con dậy đột ngột khi con đang ngủ say giấc ảnh hưởng cực lớn, có thể gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ.
Bởi lượng hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất khoảng 10 giờ đến 1 giờ sáng. Vì thế mẹ nên cho bé đi ngủ trước 10 giờ tối. Theo các nhà khoa học, sau 2,5 tuổi, não bộ trẻ phát triển rất nhanh.
Khi những giấc mơ sống động xảy ra trong giai đoạn REM, não trẻ sẽ xây dựng và củng cố các khớp thần kinh. Đây là cấu trúc kết nỗi các tế bào não bộ để chúng có thể giao tiếp với nhau.
Giai đoạn ngủ REM thường xảy từ 1,5-2 giờ trong lúc trẻ ở trạng thái thả lỏng, tạm thời tê liệt cơ, mắt di chuyển nhanh và liên tục có những giấc mơ.
Vì vậy, nếu mẹ đánh thức trẻ bất chợt hoặc sai cách có thể gây ra chứng mất trí nhớ, mất ngủ mãn tính, chậm phát triển tâm thần, trí tuệ… và rối loạn nhận thức khác.
Sau khi tìm ra nguyên nhân, bố mẹ nên thấu hiểu và bao dung hơn, khi tâm trạng tốt thì có thể trao đổi, hướng dẫn trẻ.
4 phương pháp đánh thức con sai sau đây khuyến cáo bố mẹ nên nhanh chóng thay đổi
Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng một đứa trẻ bị đánh thức bởi một "cú giật" có thể gây ra trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến trẻ và các vấn đề về thần kinh hoặc tâm lý.
La hét và buộc tội
Thấy con lừ đừ, không chịu dậy, nhiều bậc bố mẹ sẽ dùng cách quát mắng để đánh thức con: “Mấy giờ rồi, vẫn chưa dậy được”, “Mau dậy đi con, nếu không... ”,
Bôd mẹ gọi con bằng giọng giận dữ và buộc tội vào sáng sớm không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ mà còn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi.
Có hành vi thô bạo
Nhiều phụ huynh áp dụng cách trực tiếp nhấc chăn bông của trẻ lên, hy vọng đánh thức trẻ thông qua sự kích thích của sự chênh lệch nhiệt độ, hoặc tát trực tiếp vào mặt và cơ thể của trẻ để đánh thức trẻ nhanh chóng.
Việc bố mẹ thực hiện một số hành vi thô bạo đột ngột lâu dần có thể khiến trẻ cảm thấy bất an, thiếu an toàn, luôn ở tâm thế đề phòng điều gì đó.
Đánh thức trẻ sai cách có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ.
Tạo tiếng ồn lớn
Nhiều bố mẹ không dùng lời nói và hành vi mà cố tình tạo ra một số tiếng động lớn để đánh thức con. Ví dụ: nói to với các thành viên trong gia đình, cố tình đi lại trong phòng của trẻ, gây ồn ào khi làm việc nhà,...
Bằng cách này, trẻ tuy sẽ không sợ hãi nhưng luôn bị tiếng ồn làm phiền, tâm trạng chắc chắn sẽ không thể tốt hơn, và sự khó chịu sẽ tự nhiên sẽ tăng lên.
Cằn nhằn lặp đi lặp lại
Một số phụ huynh thượng gọi con vài phút một lần dường như xem đây là thời gian đệm cho con thức dậy, thực tế iều này sẽ khiến trẻ buồn ngủ và khó đứng dậy. Và sau đó bố mẹ tiếp tục cằn nhằn về hành vi của con.
Ngủ là một việc thoải mái và thư giãn, nếu bố mẹ áp dụng những cách đánh thức con trên đây sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ ở những mức độ khác nhau. Do đó, các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên thay đổi cách để con vui vẻ rời khỏi giường.
Gợi ý cách đánh thức trẻ đúng cách, con khỏe mạnh hơn
Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, vì vậy hãy bắt đầu từ việc thức dậy và bắt đầu một ngày vui vẻ, tươi đẹp cho con mình.
Vì mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng nên các bậc phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp khác nhau tùy theo đặc điểm của trẻ, điều quan trọng nhất là phải có tính kiên nhẫn, bền bỉ và lòng yêu thương.
Sau đây là những phương pháp đánh thức trẻ nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, con ngoan thức dậy tránh ảnh hưởng sức khỏe, thể chất.
Dùng ánh sáng nhẹ
Trước khi đi ngủ, hãy hẹn trẻ dậy vào ngày hôm sau, dặn trẻ sẽ đánh thức trẻ nếu không dậy kịp để trẻ chuẩn bị tâm lý. Tất nhiên, mẹ nên áp dụng cách nhẹ nhàng.
Bạn có thể bật đèn bàn, điều chỉnh cho nó sáng dần lên, hay kéo nhẹ rèm cửa rồi đi ra ngoài là đủ. Ánh sáng sẽ thay mẹ đánh thức trẻ, bởi vì nhân loại là từ xưa đến nay đều bị đánh thức bởi ánh sáng.
Ánh sáng sẽ làm hệ thống thị giác tỉnh lại, sau đó nó truyền tín hiệu cho tiềm thức và đánh thức não bộ, khởi động tứ chi.
Đây được coi là cách đánh thức tự nhiên nhất, vừa an toàn vừa hữu hiệu lại không cần bạn phải cố sức. Nếu như trong nhà không có đèn bàn, bạn có thể mở cửa hay bức màn che ánh sáng thì cũng có tác dụng giống như vậy.
Sau đó mẹ hôn lên trán hoặc bàn tay nhỏ của trẻ, và thì thầm "Con yêu, mẹ yêu con nhất", và nhẹ nhàng vỗ vào cơ thể của trẻ để đánh thức trẻ tràn đầy tình yêu thương.
Ánh sáng sẽ làm hệ thống thị giác tỉnh lại, sau đó nó truyền tín hiệu cho tiềm thức và đánh thức não bộ, khởi động tứ chi.
Dùng hương vị của thức ăn
Đem đồ ăn có hương thơm ngào ngạt đặt ở gần trẻ, mùi thơm sẽ đánh thức khứu giác của trẻ, từ đó sẽ đánh thức não bộ trẻ nhận được tín hiệu “Thức dậy ăn sáng”.
Âm nhạc dịu nhẹ
Âm nhạc có thể giúp trẻ cải thiện tâm trạng và thoát khỏi cơn gắt gỏng khi mới thức dậy. Vì vậy, đây là cách hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyến khích.
Mẹ hãy dùng một loại nhạc nhẹn nhàng với âm lượng nho nhỏ, trẻ sẽ thông qua thính giác của trẻ mà đánh thức não bộ. Nếu ở vào hoàn cảnh đặc thù như có tiếng chim hót hay tiếng suối chảy thì hiệu quả cũng tương tự.
Khẽ vuốt ve
Mẹ hãy áp dụng phương pháp này một nhẹ nhàng, ôn hòa, hơn nữa phải bắt đầu từ bàn tay tới cánh tay, vai rồi đến má… Nếu trẻ đắp chăn dày thì hãy luồn tay vào chăn và nhẹ nhàng vuốt tay hoặc cánh tay trẻ, khi trẻ nhúc nhích và mở mắt hãy mỉm cười và nói trẻ dậy.
Tuy nhiên phải giữ tay ấm áp trước khi động vào trẻ, nếu tay lạnh cóng thì lại gây ra phản tác dụng. Một lưu ý quan trọng là bố mẹ hãy kiên trì tìm cho mình và con một cách đánh thức phù hợp bởi vì có thể một lần áp dụng chưa chắc thành công ngay, nhưng việc đánh thức như thế nào để không có tính “sát thương” là rất quan trọng đối với một bộ não còn non nớt của trẻ.
Mẹ hãy áp dụng phương pháp đánh thức trẻ bằng cách vuốt ve một nhẹ nhàng, ôn hòa.