Làm thế nào để biết trẻ bị tiêu chảy?
Trước tiên, bạn sẽ cần phải biết chắc liệu con bạn có đúng bị tiêu chảy hay không. Trẻ sơ sinh đi ngoài thường xuyên - thường xuyên sau mỗi lần cho ăn - và phân của các bé thường khá mềm mại, đặc biệt là nếu các bé được nuôi bằng sữa mẹ.
Thời điểm đầu đời, phân của bé có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đã ăn, nếu bạn cho con bú. Khi trẻ bắt đầu ăn ăn dặm, bạn sẽ thấy phân của của trẻ rắn thêm một chút - dù nó có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bé.
Tất cả điều đó làm cho các mẹ khó nhận biết dấu hiệu biết bé bị tiêu chảy. Nếu phân thỉnh thoảng lỏng hơn so với bình thường thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu việc bài tiết của bé đột nhiên thay đổi - trẻ đi nhiều lần hơn và đi lỏng, phân lỏng hơn thông thường nhiều.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy tương đối nhẹ và không đe dọa sức khỏe lớn miễn là em bé của bạn không bị mất nước. Nhưng tình trạng mất nước có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, vì vậy bạn cần chú ý cấp nước cho trẻ.
Các nguyên nhân có thể khiến trẻ bị tiêu chảy
Trẻ em có thể bị tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm virus rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất của khiến trẻ bị tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy do rotavirus thường tự biến mất trong vòng 3-10 ngày. Trẻ em từ 6 đến 32 tuần tuổi có thể được chích ngừa rotavirus với một loại vắc xin gọi RotaTeq.
Dưới đây là một vài trong số các nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy:
- Nhạy cảm với thực phẩm
- Vi khuẩn
- Virus
- Ký sinh trùng
- Thuốc
- Rối loạn chức năng ruột
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Giữ cho bé không bị mất nước
Tiêu chảy không quá nguy hiểm nếu bé không bị mất nước. Vì vậy, mối quan tâm đầu tiên của cha mẹ nên cung cấp cho bé đủ nước. Nếu trẻ không nôn, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột.
Tránh xa đường
Tránh các loại nước ngọt như sô-đa, đồ uống thể thao, nước đường, và nước trái cây pha loãng. Tất cả những loại nước chứa đường vào ruột sẽ rút nước và làm cho bé tiêu chảy nặng hơn.
Ăn sữa chua
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi khuẩn sống có lợi, được tìm thấy trong sữa chua, là một cách an toàn và hiệu quả để giảm bớt về số lượng và thời gian tiêu chảy. Nếu là em bé ăn dặm, sữa chua không đường sẽ là một cách hữu ích để trị tiêu chảy.
Thay tã thường xuyên
Giữ cho bé luôn khô ráo, tránh để phần hậu môn của bé bị đỏ và kích thích do đi ngoài lỏng và nhiều.
Ôm ấp
Nếu bé khó chịu vì tiêu chảy, hãy ôm ấp và an ủi bé càng nhiều càng tốt.
Không cho uống thuốc chống tiêu chảy dành cho người lớn
Không cho em bé của bạn bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy nào trừ khi bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ em.
Chế độ ăn lành mạnh
Các loại thực phẩm như chuối, gạo, sốt táo, ngũ cốc, bánh mì, mì ý, khoai tây,...có tác dụng làm xơ cứng phân. Các loại thực phẩm lành mạnh trên cũng giúp ổn định và cân bằng cho đường ruột của bé.
Các thực phẩm cần tránh
Các sản phẩm từ sữa (sữa chua là ngoại lệ do vi khuẩn hữu ích của nó), trái cây chua như đào, lê, mận, mơ hay các thực phẩm có chất xơ cao.
Khi nào nên cho bé đi bệnh viện?
Hãy cho trẻ đi bệnh viện ngay nếu bé dưới 3 tháng tuổi. Nếu bé hơn 3 tháng và tiêu chảy hơn 24 giờ thì mới cần đưa đến viện.
Ngoài ra, cũng nên đưa đến viện nếu bé bị tiêu chảy và kèm các triệu chứng sau đây:
- Ói mửa nhiều lần
- Dấu hiệu của sự mất nước - như khô miệng, không đi tè trong sáu giờ hoặc nhiều hơn, và khóc không nước mắt
- Có máu trong phân của mình hoặc phân đen
- Sốt cao: hơn 38,3 độ C nếu bé từ 3-6 tháng tuổi; hơn 39,4 độ C nếu bé 6 tháng tuổi trở lên.