Những nhà nghiên cứu ở Trung tâm Y khoa NYU Langone tại Mỹ đã thí nghiệm trên chuột liều kháng sinh tương đương với liều trẻ em thường dùng để chữa các chứng như viêm tai.
Sau ba liệu trình kháng sinh, những nhà khoa học đã nhận thấy tỉ lệ tăng cao và nhanh chóng nguy cơ tiểu đường type 1 ở chuột.
Theo họ, kháng sinh làm thay đổi vi sinh khuẩn trong ruột, còn gọi là vi khuẩn đường ruột, dẫn tới nhiều thay đổi khác, bao gồm biến dị các tế bào trong hệ miễn dịch. Vì vậy, nó làm tăng nguy cơ sưng viêm trong tế bào đảo tụy sản xuất insulin của tuyến tụy.
Trẻ em dùng nhiều kháng sinh dễ mắc tiểu đường, nên uống kháng sinh theo liều của bác sĩ khi cần thiết. (Ảnh minh họa)
Trẻ em mắc các bệnh tự miễn như tiểu đường type 1 thường có bộ gien bị biến đổi. Sự thay đổi này có vai trò trong việc gây bệnh tiểu đường type 1. Trung bình mỗi trẻ từ khi sinh ra đến 10 tuổi dùng khoảng 10 liều kháng sinh.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không cần phải tránh hoàn toàn kháng sinh. Nhưng trẻ em nên uống kháng sinh theo liều của bác sĩ khi cần thiết.
Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn hình thành khi cơ thể nhận lầm và tấn công vào tế bào sản xuất insulin. Điều này khiến người bệnh không có đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa carbonhydrate trong thực phẩm thành năng lượng.
Nguyên nhân thực sự gây căn bệnh này vẫn còn chưa rõ, nhưng theo các nhà khoa học, bệnh này xuất phát từ các điều kiện môi trường và di truyền.
Sau Thế chiến 2, tiểu đường type 1 đã tăng gấp đôi mỗi 20-25 năm. Lượng tăng vọt nhanh chóng này gây ra bởi những biến đổi về gien. Một trong những yếu tố gây nên tình trạng này là việc sử dụng kháng sinh quá mức.