Tuy nhiên, nhiều mẹ lo ngại không dám cho trẻ ăn vì có thể con sẽ bị dị ứng hoặc ngộ độc, đau bụng. Thực tế, các mẹ cần biết rằng, nếu cho trẻ ăn hải sản không đúng cách, đúng loại mới chính là nguyên nhân gây nên những biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, ngộ độc hay dị ứng…
Các loại hải sản có chứa hàm lượng đạm cao. (Ảnh minh họa)
Trẻ mấy tháng ăn được hải sản?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, trừ những thực phẩm hải sản có vỏ (tôm, cua, sò...), các phụ huynh có thể cho bé ăn cá ở dạng nghiền nhuyễn hoặc bột sệt từ tháng thứ 6 trở đi, khi bé bắt đầu ăn dặm. Tuy vậy, do hàm lượng đạm trong hải sản thường có thể gây dị ứng cho trẻ nên mẹ hãy cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất.
Ngoài ra, không phải hải sản nào cũng nên ăn ngay mà nên giới hạn ở một số thực phẩm như cá, tôm... Những thực phẩm hải sản có vỏ hoặc cua ghẹ, cần chờ thời gian lâu hơn.
Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản. (Ảnh minh họa)
Trong quá trình cho trẻ ăn hải sản, mẹ hãy cho bé ăn từ từ từng ít một để bé thích nghi dần, với những bé cơ cơ địa bị dị ứng thì mẹ cần phải cẩn trọng hơn. Sau đây, mẹ có thể tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được hải sản tôm, cua ghẹ, hàu...để thêm vào thực đơn ăn dặm của bé đúng cách nhất.
Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Tôm là thực phẩm rất giàu canxi và đạm. Vậy bé mấy tháng ăn được tôm? Từ khoảng tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể cho bé ăn tôm đồng, tôm biển. Tôm đồng là loại thức ăn có chứa hàm lượng canxi khá cao, vì vậy, có thể cho trẻ ăn thường xuyên để bổ sung canxi.
Trẻ mấy tháng có thể ăn được cua ghẹ?
Trên thực tế, có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, với hải sản có vỏ như của biển hoặc ghẹ, mẹ chỉ nên cho bé ăn sau khi bé được 1 tuổi và phải tập ưng từng chút một. Do hàm lượng đạm có trong cua ghẹ nói riêng và hải sản nói chung đều có khả năng gây dị ứng cho bé. Nếu như sau khi được ăn xong, bé không bị dị ứng hay mẫn cảm thì có thể tăng dần lượng thịt cua ghẹ lên.
Trái lại, nếu ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều ngay từ đầu thì không chỉ gây nguy cơ dị ứng mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của các bé. Bé có thể bị đầy bụng hoặc tiêu chảy.
Bé mấy tháng ăn được cháo hàu?
Những loại hải sản có vỏ cứng như hàu, ngao, trai, hến...mẹ nên cho bé ăn khi bé 1 tuổi, chỉ dùng nước nấu cháo, dùng phần thịt băm nhỏ. Các loại hải sản vỏ cứng này thường có chứa thành phần rất nhiều kẽm, một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển cân bằng của trẻ.
Mẹ cần phải chú ý khi cho trẻ ăn cháo hàu. (Ảnh minh họa)
Trẻ không nên ăn những loại hải sản nào?
Không phải bất cứ hải sản nào cũng đều tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của các bé. Có một số loại hải sản có chứa thành phần hàm lượng thủy ngân và chất ô nhiễm cao như cá kiếm, cá kình, cá ngừ lớn, cá thu... mẹ cần phải thực sự cân nhắc trước khi cho bé ăn. Tốt nhất nên chọn loại hải sản còn tươi ngon, không mua những thực phẩm đã bị ươn, để lâu ngày, bị vữa có thể gây ngộ độc cho bé.
Chế biến hải sản đúng cách cho bé ăn dặm
Không giống như người lớn, kỹ năng ăn của trẻ không chỉ hạn chế mà hệ tiêu hóa cũng còn rất non yếu, dễ bị ngộ độc nếu chế biến không đúng cách. Vì thế, nếu có ý định cho trẻ ăn hải sản, mẹ cần ghi nhớ một số điểm sau:
- Đối với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm gồm bột và cháo: Tốt hơn hết, mẹ hãy xay và nghiền nhuyễn hải sản để nấu cùng bột, cháo. Với cá nhiều xương, mẹ cần phải luộc chín hoặc hấp và gỡ bỏ xương trước khi xay.
Các loại hải sản cần phải được chế biến đúng cách. (Ảnh minh họa)
Với cá biển nạc, có thể xay như thịt bình thường và cho vào nấu cháo. Cua đồng giã lọc lấy nước hoặc xay nấu nước cháo. Tôm cần phải bóc vỏ hoặc băm nhỏ trước khi nấu.
- Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên: Ngoài việc kết cho trẻ ăn cùng cháo, mì, miến...mẹ có thể hấp hải sản lên cho bé ăn trực tiếp.
Tùy theo từng giai đoạn và khả năng ăn của bé mà mẹ cần phải chú ý chế biến đúng cách, sao cho hợp lý và an toàn nhất. Và đặc biệt, cần phải nấu chín kỹ, không được cho trẻ ăn gỏi hoặc đồ tái bởi nguy cơ ngộ độc rất cao.
Liều lượng ăn hải sản cho trẻ
Tùy theo từng tháng tuổi mà lượng ăn hải sản mỗi bữa của bé cũng khác nhau:
- Đối với trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Có thể ăn từ 20-30g thịt cá, tôm (đã bóc vỏ) nấu cùng cháo, bột. Mỗi ngày có thể ăn một bữa và ăn tối thiểu từ khoảng 3-4 bữa/tuần.
- Đối với trẻ từ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 30-40g thịt hải sản, ăn cùng với cơm, súp, bún, mì...
- Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn từ 50-60g thịt hải sản hoặc 1-2 con tôm to/ bữa, 1/2 con ghẹ/ bữa, có thể ăn từ 1-2 bữa thịt hải sản/ngày.
Với những lợi ích lớn về dinh dưỡng của các loại hải sản, các mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ nhưng cần phải cho bé ăn từ từ, từng chút một, chọn hải sản tươi ngon, nấu kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe của trẻ.