Nghiên cứu T.S Mark DeBoer, phó giáo sư nhi khoa tại đại học Virginia, thực hiện cho thấy trẻ nào ngồi xem TV 60 phút nhiều khả năng có vấn đề về cân nặng so với trẻ cùng lứa tuổi xem TV dưới 60 phút/ngày.
Nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ xem TV nhiều có nguy cơ tăng cân. Nhưng đây là lần đầu tiên người ta xem xét mối quan hệ giữa xem TV và béo phì ở trẻ 5 tuổi.
Trong nghiên cứu, số liệu của 11.000 trẻ ở tuổi mẫu giáo trong năm học 2011 – 2012 được xem xét.
Người ta thu thập những yếu tố về phong cách sống có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ, đó là các yếu tố từ bố mẹ, số giờ trẻ xem TV trong các ngày trong tuần và cuối tuần, và việc chúng có thường xuyên sử dụng máy tính hay không. Cân nặng và chiều cao của trẻ cũng được khảo sát.
Một năm sau, 10.853 trẻ được đánh giá lại cân nặng và chiều cao, cũng như thực hiện khảo sát lại thói quen xem TV của trẻ,
Kết quả cho thấy trẻ trong độ tuổi mẫu giáo của Mỹ xem TV trung bình 3,3 giờ/ngày.
Tuy nhiên, trẻ xem TV hơn 2 giờ/ngày sẽ có BMI (chỉ số khối cơ thể) tăng đáng kể so với trẻ xem ít hơn 30 phút hoặc 30 – 60 phút/ngày.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ở cả hai đối tượng trẻ mẫu giáo và lớp một, trẻ nào xem TV một giờ/ngày thì 50 – 60% chúng có khả năng tăng cân và 58 – 73% có khả năng béo phì so với trẻ xem TV dưới 1 giờ.
Người ta thấy việc sử dụng máy tính không phối hợp với chuyện tăng cân.
Trong khi ở trẻ xem TV một giờ hay nhiều hơn mỗi ngày, 39% chúng có khả năng tăng cân, cũng như 86% chúng có khả năng bị béo phì từ giai đoạn mẫu giáo đến lớp một.
T.S Mark DeBoer nói: “Với bằng chứng về mối liên hệ giữa số giờ xem TV và cân nặng không bình thường này, các bác sĩ nhi khoa và phụ huynh cần phải cố gắng hạn chế số giờ xem TV cho trẻ”.
Theo Châu Giang/ Thegioitiepthi.net