Động cơ L-Twin của Ducati
Kể từ 1972 cho tới khi đạt kỷ lục vô địch tại superbike World Championship, sức mạnh động cơ L-Twin của ducati vẫn luôn thống trị. Sự cân bằng tuyệt vời của động cơ L-Twin 90 độ, trọng tâm thấp kết hợp với sự phân bổ khối lượng tốt đảm bảo xe vận hành với cảm giác nhẹ nhàng.
Điều đó lý giải cho lần giành chiến thắng tại giải MotoGP năm 2007 và 13 lần vô địch tại Superbike World Championship của Ducati, nhiều hơn số lần về nhất của tất cả các hãng khác.
Fabio Taglioni tạo ra hệ thống phân phối khí Desmodromic
Phần lớn động cơ xe máy trông cậy vào bộ lò xo truyền thống để đóng van. Nhưng khi vòng tua tăng, thời gian để lò xo đóng van trở nên cấp tập hơn. Việc van không đóng kịp thời sẽ khiến độ nghiêng của trục cam không còn chính xác, dẫn tới hệ quả xe mất lực.
Hệ thống điều khiển van desmodromic của Ducati không dùng tới lò xo như các loại xe thông thường, thay vào đó van được điều khiển thông qua cam và đòn bẩy. Kết quả là thời gian đóng van an toàn và chính xác tại mọi tốc độ của động cơ.
Cơ cấu phân phối khí Desmodromic
Trong cơ cấu phân phối khí truyền thống, lò xo luôn bị nén và có xu hướng tỳ van lên đế. Ở vòng tua lớn, hiện tượng cộng hưởng phát sinh thì giải pháp giảm dao động là sử dụng nhiều lò xo lồng vào nhau, nhưng lại phát sinh thêm vấn đề độ cứng lò xo không đảm bảo.
Thực tế, vận tốc cao kéo theo quán tính lớn, lực ép lò xo không thể đóng van kịp trước khi pít-tông tiến đến điểm chết trên. Va chạm xuất hiện và một trong hai chi tiết phải gánh chịu hậu quả. Bên cạnh đó, van không đóng kín, khí trong buồng đốt thoát ra ngoài trước khi quá trình cháy diễn ra gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của động cơ.
Hệ thống cho phép động cơ đạt được tốc độ lên tới 15.000 vòng/phút
Các van bị quá nhiệt dẫn đến cong vênh, nứt vỡ. Việc tăng cứng lò xo có thể làm tăng độ kín khít của lò xo nhưng làm tăng ma sát, lực mở van lớn.
Những vấn đề trên dẫn tới hệ thống phân phối khí truyền thống có khả năng đáp ứng cho động cơ có vận tốc dưới 10.000 vòng/phút. Điều đó đã trở thành động lực để Fabio Taglioni tạo ra hệ thống phân phối khí Desmodromic (không lò xo) đầu tiên.
Mọi chiếc xe Ducati đều trang bị hệ thống Desmodromic
Mọi chiếc xe Ducati đều trang bị hệ thống Desmodromic – hệ thống cho phép động cơ đạt được tốc độ lên tới 15.000 vòng/phút, gấp rưỡi so với loại dùng lò xo truyền thống.
Nếu như hệ thống thông thường chỉ có một cò mổ làm nhiệm vụ mở van thì Desmodromic sử dụng thêm một cần đẩy thứ 2, làm nhiệm vụ đóng xu-páp thông qua con đội. Thực tế, hệ thống này vẫn cần dùng đến lò xo nhưng chỉ với chức năng làm kín khe hở.
Desmodromic vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay.
Sử dụng tải trọng nhỏ nhưng Desmodromic vẫn có tạo ra lực tỳ cần thiết cho van. Tải nhỏ cũng đồng nghĩa với việc có thể giảm nhẹ hệ thống (vòng bi, trục, đai hoặc xích truyền động), ma sát nhỏ giúp tăng hiệu suất, và đặc biệt cho phép động cơ làm ở tốc độ trên 15.000 vòng/phút.
Tất cả những chiếc từng tranh giải vô địch siêu môtô thế giới (Superbike World Championship) hay giải đua MotoGP danh giá của Ducati đều được trang bị hệ thống Desmodromic. Có tên trong triều đại của những nhà vô địch, cảm nhận được sự phấn khích mỗi khi bắt đầu ở vạch xuất phát... là niềm tự hào mà Desmodromic mang lại.
Những mẫu xe mới nhất của Ducati hiện nay vẫn được áp dụng công nghệ này
Đối với các kỹ sư của Ducati, suy nghĩ vượt qua giới hạn là một phong cách sống. Desmodromic, phun nhiên liệu trực tiếp, động cơ L-Twin và bộ khung trellis chỉ là số ít của những ý tưởng giúp Ducati luôn dẫn đầu những thách thức mới trước cả thế giới.
Không phải là hệ thống điều khiển van ưu việt nhất, giá đắt, chi phí bảo dưỡng cao và ồn nhưng nhờ những ưu việt của nó mà Desmodromic vẫn còn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Sở hữu thiết kế đỉnh cao và động cơ cực kỳ mạnh mẽ, Ducati đã khẳng định đẳng cấp vượt trội của nhãn hiệu môtô hàng đầu Italy, các phiên bản môtô mang động cơ mới nhất của Ducati hiện nay cũng vẫn được áp dụng công nghệ này.
Theo autonet
Có thể bạn quan tâm: