Hệ thống siêu nạp được phát mình từ những năm 1860 bởi hai anh em Philander và Francis Marion Roots vốn được phát triển cho ngành luyện kim và nhiều ngành công nghiệp nặng khác.
Dugald Clerk là người đầu tiên áp dụng hệ thống siêu nạp trên một hệ động cơ 2 kì vào năm 1878. Sau này, với khả năng tăng công suất đáng kể trên một hệ động cơ dung tích cho sẵn, hệ thống siêu nạp được áp dụng vào rất nhiều ngành sản xuất mà nổi bật nhất là áp dụng trên động cơ ôtô. Vào năm 1908, chiếc xe đua áp dụng công nghệ siêu nạp do Lee Chadwick chế tạo tại Pennsylvania Mỹ được ghi nhận đạt tới tốc độ 160km/h.
Động cơ ô tô siêu nạp đầu tiên trên thế giới
Từ lâu, công suất cao luôn là mục tiêu theo đuổi của những hãng sản xuất động cơ trên thế giới mà phổ biến nhất là ôtô với đủ mọi giải pháp được đưa ra. Trong đó, hướng tiếp cận thường xuyên được xem xét nhất là tăng áp suất cho khí nạp thông qua công nghệ siêu nạp (supercharger) – cũng là phương án nhanh nhất để tăng cường công suất cho một động cơ xe.
Hệ thống siêu nạp trên hệ máy nằm ngang phổ thông
Gần đây, khi các đạo luật bảo vệ môi trường đưa ra những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn cho tiêu chuẩn khí thải, các nhà sản xuất lại tìm đến những giải pháp tăng áp như một công cụ cho phép họ nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ – yếu tố cho phép họ giảm dung tích xy lanh, trọng lượng xe, song song với nhiều lợi ích khác. Thế hệ motor phân khối lớn đời mới đang dần được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng hệ thống siêu nạp như siêu motor Kawasaki H2R là một ví dụ điển hình.
Hệ thống tăng nạp trên môtô thường là loại truyền động đai
Về mặt lý thuyết, hệ thống siêu nạp giúp nén khí nạp vào động cơ, tức là giúp hỗn hợp nhiên liệu cháy (bao gồm nhiên liệu và không khí) giàu oxy hơn, giúp đốt nhiên liệu triệt để hơn từ đó tăng công suất.
Chi tiết màu đỏ là hệ thống tăng nạp trên động cơ mẫu siêu motor Kawasaki H2R
Hệ thống siêu nạp được vận hành nhờ lực truyền động từ trục khuỷu của động cơ thông qua dây đai, bánh răng hay xích tải. Theo đó, hệ thống siêu nạp cần sức mạnh của chính động cơ đó để vận hành. Đặc tính này mang lại lợi ích cải thiện tua máy và công suất của động cơ ngay lập tức, với giá thành rẻ, nhưng lại tự tiêu tốn công suất của động cơ.
Chi tiết hệ thống siêu nạp trên siêu motor Kawasaki H2R
Tuy vậy, động cơ sử dụng hệ thống siêu nạp phải chịu tải để hệ thống này hoạt động, từ đó tạo nên áp suất và nhiệt độ làm việc cao, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ làm việc chung của chúng.
Trong số các loại động cơ hiện nay, siêu nạp được xem là bạn đồng hành lý tưởng với các loại V8 dung tích lớn bởi hiệu suất tăng thêm là rất đáng kể. Vì thế nên chúng ta thường thấy hệ thống này áp dụng cho các dòng siêu môtô tốc độ.
Nguồn: xedoisong.vn
Có thể bạn quan tâm: