Ớt là loại gia vị phổ biến bậc nhất thế giới, có mặt trong rất nhiều văn hóa ẩm thực tại các quốc gia. Hiện có rất nhiều loại ớt khác nhau đang tồn tại, mỗi loại sở hữu hình dáng, màu sắc và độ cay độc đáo phù hợp với khẩu vị của mỗi người. Sử dụng ớt thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh nguy hại.
Nhiều gia đình hiện đang có xu hướng tự trồng ớt trong vườn nhà, bởi loài cây này vô cùng dễ trồng, không kén đất và cho khả năng thu hoạch nhanh chóng với năng suất cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết cách trồng ớt ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất và không bị mắc bệnh. Hãy cùng khám phá các bước ngay sau đây nhé!
Cách trồng ớt tại nhà cực kỳ đơn giản theo từng bướcĐể giúp bạn có thể tự trồng ớt tại nhà một cách dễ dàng mà không gặp phải vấn đề gì ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, hãy chú ý thực hiện đầy đủ theo từng bước sau đây:
1. Lựa chọn giống ớt muốn trồngHiện ở nước ta có rất nhiều giống ớt khác nhau như ớt hiểm, ớt sừng trâu, ớt chỉ thiên hoặc ớt thông thường,... Nếu bạn muốn trồng loại ớt nào thì có thể tìm mua các quả ớt tương ứng, sau đó thu lấy hạt bên trong để tận dụng làm hạt giống trồng trọt. Lưu ý hạt giống cần phải khỏe mạnh và không bị hư hỏng.
2. Thời điểm trồng ớtNhiệt độ lý tưởng để trồng cây ớt và khiến nó phát triển tốt nên từ 20 đến 30 độ C. Cho nên gần như loại cây này có thể trồng được quanh năm, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng miền. Tuy nhiên không nên trồng ớt vào thời điểm thời tiết lạnh giá kéo dài hoặc hạn hán kéo dài, bởi cây ớt sẽ không thể phát triển trong các điều kiện khắc nghiệt như vậy.
3. Chuẩn bị đất trồngBạn nên sử dụng các loại đất mùn, đất thịt giàu dinh dưỡng hoặc có pha trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa và một số thành phần giúp nâng cao chất lượng đất trồng. Ngoài ra đất trồng cũng cần có độ tơi xốp tốt cùng khả năng thoát nước cho cây trồng.
4. Ngâm ủ hạt giống trước khi trồngHạt giống đã chuẩn bị sẽ được mang đi ngâm trong nước ấm từ 6-8 tiếng để đảm bảo khả năng nảy mầm dễ dàng. Sau khi ngâm xong, bạn vớt hạt ra rồi đặt chúng vào trong khăn ẩm để tiếp tục ủ kín thêm 4-6 tiếng nữa cho đến khi hạt giống tách vỏ là có thể mang đi gieo được rồi.
5. Gieo hạt giốngBạn hãy chuẩn bị một khay ươm rồi phủ lên trên đó một lớp đất trồng dày vài cm. Sau đó tiến hành gieo các hạt giống đã tách vỏ vào bên trong khay, tưới nước dưỡng ẩm rồi đặt khay ươm đó ở nơi thoáng mát là được.
6. Trồng cây conĐến khi hạt giống nảy mầm và hình thành nên cây con cao khoảng 10cm là bạn có thể mang cây này đi trồng ngoài chậu rồi. Nếu như trồng trong thùng xốp, hãy giữ khoảng cách giữa mỗi cây con từ 20 đến 30cm để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển của từng cây nhé.
7. Tưới nướcHãy duy trì tưới nước đều đặn ít nhất 1 lần/ngày, nhất là những giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài để cung cấp đủ nước cho cây trồng. Nếu vào mùa mưa đất ẩm thì có thể giảm lượng nước tưới xuống để tránh đất ngập úng và gây ứ đọng bên trong đất trồng, có thể gây chết cây.
8. Cắt tỉaKhi cây ớt con đã cao trên 20cm, bạn nên tiến hành cắt tỉa một số nhánh cây mọc không cần thiết, nằm gần dưới gốc hoặc bị khô héo để giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển các cành lá khác, đặc biệt khi vào giai đoạn ra hoa, kết trái. Việc cắt tỉa còn giúp bạn loại bỏ những cành lá bị sâu bệnh tấn công, giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả.
9. Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây ớtCây ớt là loại cây trồng dễ bị sâu bệnh hại tấn công, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả ớt. Dưới đây là một số cách phòng trừ sâu bệnh hại cây ớt hiệu quả:
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh hại.
- Bắt sâu, nhặt bỏ lá bị bệnh.
- Dùng tay ngắt bỏ các chồi, cành bị bệnh.
- Nếu sâu bệnh hại phát triển mạnh, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Tuy nhiên, cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và có thời gian cách ly phù hợp với thời gian thu hoạch.
- Trồng xen canh, luân canh với các loại cây trồng thu hút các sinh vật thiên địch.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học như vi khuẩn, nấm, virus để tiêu diệt sâu bệnh hại.
Một số loại sâu bệnh hại cây ớt thường gặp:
- Rệp: Rệp là loại sâu hại phổ biến nhất trên cây ớt. Rệp thường tập trung ở mặt dưới lá, hút nhựa cây làm lá bị vàng, rụng.
- Bọ trĩ: Bọ trĩ thường tập trung ở mặt dưới lá, hút nhựa cây làm lá bị vàng, rụng. Bọ trĩ còn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây ớt.
- Sâu đục quả: Sâu đục quả thường đục vào quả ớt, ăn phần thịt quả làm quả ớt bị thối rữa.
- Sâu khoang: Sâu khoang thường đục vào thân cây ớt, ăn phần gỗ làm cây ớt bị suy yếu, dễ bị đổ ngã.
- Bệnh thán thư: Bệnh thán thư là bệnh nấm gây hại phổ biến trên cây ớt. Bệnh gây hại làm lá, thân, quả ớt.
10. Cách bón phân cho cây ớt- Bón lót ban đầu: Trước khi trồng nên bón lót phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất.
- Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 20 ngày, bón thúc lần 1 bằng phân NPK với tỷ lệ 15-15-15.
- Bón thúc thứ 2: Sau 40-45 ngày trồng tiếp tục bón NPK với tỷ lệ 10-10-30 kết hợp với phân vi sinh.
- Bón thúc lần 3: Khi đậu quả, bón thêm Kali sulfat hoặc Kali clorua để tăng chất lượng quả.
- Bón sau mỗi đợt thu hoạch: Dùng phân NPK với tỷ lệ 20-20-15 để cây mau phục hồi.
- Bón thêm chế phẩm sinh học, vi sinh định kỳ.
- Luân canh các loại phân hữu cơ, phân xanh để cải tạo đất.
- Tưới nước đều đặn, không để cây thiếu nước khi bón phân.
11. Thu hoạch ớtSau khoảng 80 đến 90 ngày kể từ khi bắt đầu gieo hạt trồng trong chậu cũng là lúc có thể thu hoạch được cây ớt rồi. Bạn hãy thu hoạch những trái ớt có màu sắc đẹp mắt, kích thước hoàn chỉnh để mang đi sử dụng. Khi thu hoạch cần cắt hết cuống trên cành, tránh là hư hỏng cành để giúp cây có thể tiếp tục ra trái trong mùa vụ tiếp theo. Bảo quản ớt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 đến 4 độ C.