Một nhà phân tích của tổ chức đầu tư và tài chính Goldman Sachs vừa thử giải quyết một câu hỏi hết sức nhạy cảm với các công ty công nghệ sinh học, đặc biệt là những công ty thực hiện liệu pháp gene: “Liệu chữa lành cho bệnh nhân có phải là một mô hình kinh doanh lâu dài?”
Đây là một câu hỏi hết sức đáng phẫn nộ với người bình thường, nhưng có những lý do để không thể không xem xét.
Liệu pháp gene được ưa thích nhờ khả năng chữa trị các loại bệnh tật chỉ bằng một liều duy nhất, nhưng những đợt chữa trị này lại đem đến một kết quả rất khác về mặt doanh thu so với những liệu pháp truyền thống, theo lời Salveen Richter, nhà phân tích của Goldman Sachs và là người đưa ra báo cáo xoay quanh câu hỏi trên. “Điều này đem lại giá trị khổng lồ cho bệnh nhân và xã hội, nhưng có thể là một thử thách cho những nhà phát triển các giải pháp chữa trị gene muốn có nguồn tài chính ổn định lâu dài.”
Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thuốc là một quá trình tốn kém.Một ví dụ được trích dẫn là viêm gan C, một chứng bệnh đã được chữa trị bằng liệu pháp gene của GILD với tỉ lệ hơn 90%. Người bệnh sẽ khỏi chỉ sau 12 tuần, còn số tiền họ bỏ ra tùy vào nơi sinh sống: ở Mỹ, con số là 94.500 USD còn tại Ấn Độ chỉ khoảng 900 USD. Giải pháp trị liệu này đem lại cho GILD 12,5 tỉ USD vào năm 2015, nhưng đã liên tục sụt giảm kể từ đó. Theo ước tính của Goldman Sachs, doanh số của những giải pháp trị liệu này trong năm 2018 sẽ chỉ là 4 tỉ USD.
Và vì thế, báo cáo của Salveen Richter đề nghị các hãng y dược nên xem xét lại chuyện sản xuất thuốc quá hiệu quả. “Sự thành công của thuốc trị viêm gan C đã khiến nguồn bệnh nhân bị cạn kiệt. Trong trường hợp những bệnh truyền nghiễm như hepatitis C, chữa khỏi bệnh nhân cũng giảm số người mang mầm bệnh có thể chuyển virus sang bệnh nhân khác, vì thế nguồn bệnh nhân cũng giảm.”
Các công ty dược đã nhận thấy điều này từ lâu, và một số chọn giải pháp là mức giá trên trời cho thuốc của họ. Năm 2012, uniQure N.V. tung ra loại thuốc có giá 1,6 triệu USD mỗi liều, có khả năng chữa một chứng bệnh hiếm khiến bệnh nhân không thể sản xuất enzyme cần thiết để tiêu hóa một thành phần của chất béo.
Đây là loại thuốc đắt nhất thế giới vào thời điểm đó, nhưng sau khi bỏ hàng núi tiền phát triển, thử nghiệm và xin giấy phép, có đúng… 1 bệnh nhân sử dụng loại thuốc này và được chữa khỏi hoàn toàn, còn uniQure N.V. quyết định bỏ luôn loại thuốc này vì không ai có nhu cầu với nó.
Tổng giám đốc Goldman Sachs, ông Lloyd Blankfein nói với tờ Times: "tôi biết mình có thể cắt cổ tay và người ta sẽ hoan hô, nhưng tôi chỉ là một người làm ngân hàng đang làm chuyện của Chúa."Goldman Sachs không phải một tổ chức từ thiện, và các công ty y dược cũng cần phải có lợi nhuận để sinh tồn. Nhưng khi một tổ chức đầu tư như Goldman Sachs đặt ra câu hỏi rằng liệu chữa lành bệnh nhân có tốt cho việc kinh doanh, và đắn đo khi quyết định đầu tư cho những loại thuốc mới, điều gì đang chờ đợi ngành y dược trong tương lai?
Thuốc trị mù do di truyền mới: 1 liều duy nhất, giá 20 tỉ đồng