Đối với người Trung Quốc xưa, việc phụ nữ mặc nội y như thế nào rất được coi trọng, thậm chí được so sánh với sự tồn vong thịnh vượng của quốc gia. Họ cho rằng, nếu như phụ nữ mặc nội y mà hai chân tách nhau (giống như phụ nữ ngày nay mặc đồ lót) cũng giống như đất nước bị chia cắt, là điềm chẳng lành. Chính vì thế, việc phụ nữ Trung Hoa không mặc “quần lót” đã kéo dài hàng ngàn năm.
Trong “Dị kinh” còn ghi lại: “Hoàng đế, vua Nghiêu, vua Thùy để lại long bào trấn an thiên hạ”. Điều này chứng tỏ người xưa coi trọng việc ăn mặc đến thế nào. Thời đó, thường đàn ông trên mặc áo, dưới mặc váy; còn phụ nữ chỉ mặc áo dài.
Người Trung Quốc xưa cho rằng nếu như phụ nữ mặc nội y mà hai chân tách nhau (giống như phụ nữ ngày nay mặc đồ lót) cũng giống như đất nước bị chia cắt, là điềm chẳng lành.
Nhưng phụ nữ xưa đương nhiên cũng không thể…bên trong không mặc gì. Nội y của họ ngày ấy là áo yếm và “Hĩnh y”. “Hĩnh y” chỉ giống như một mảnh vải ngắn quấn quanh hông để che đi phần dưới cơ thể phụ nữ.
Sách xưa có ghi lại câu chuyện về việc thay đổi nội y của phụ nữ Trung Hoa “Ngày ấy Hoắc Quang là vị tướng nắm quyền hành trong tiều đình, Hoàng hậu đương thời lại là cháu gái ngoại của ông. Hoắc Quang luôn hy vọng Hoàng hậu sẽ sinh được tiểu a ca để bảo toàn quyền lực cho gia đình họ Hoắc. Thế nhưng lúc ấy, sức khỏe của Hoàng hậu và Hoàng thượng đều không tốt, việc sinh con vô cùng khó khăn.
Hoắc tướng quân vô cùng lo lắng, bèn dặn với Ngự y và nô tì thân cận Hoàng thượng, khuyên Người hết sức giữ gìn long thể, đừng “quá sức”, chỉ nên có một mình Hoàng hậu là đủ! Để giúp Hoàng Thượng khống chế bản thân, kể từ đó, tất cả cung nữ, phi tần trong cung đều phải mặc nội y có “đũng quần””.
Đến Nam Bắc triều, phụ nữ Trung Quốc mặc những chiếc quần lót có phần gấp ở ngang mông, bó lại ở phần eo. Đến đầu đời Đường, những chiếc sườn xám dài, bo eo, bên trong mặc quần lót hai ống rộng đi với ủng da đã trở thành “mốt”.