Sơ cứu chảy máu khẩn cấp
Nạn nhân bị chảy nhiều máu có thể dẫn đến suy tuần hoàn, làm tổn thương mô và cơ quan, nếu nặng có thể tử vong. Người sơ cứu phải xác định vị trí và đánh giá tình trạng chảy máu. Chảy máu có hai loại gồm chảy máu ngoài và chảy máu trong. Chảy máu ngoài dễ nhìn thấy, với chảy máu trong rất khó phát hiện. Để phát hiện chảy máu trong, người sơ cứu chỉ có thể nhận biết bằng dấu hiệu và triệu chứng của sự chảy máu.
Để sơ cứu, người sơ cứu nên sử dụng găng tay (nếu không có găng thì lấy túi nilon, vải dày) tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, trường hợp nạn nhân mất nhiều máu nên cho nằm xuống, chân gác lên cao để tránh trường hợp nạn nhân bị ngất.
Băng bó vết thương có dị vật. |
Với nạn nhân chảy máu trong, thường có các biểu hiện như da xanh nhợt, da lạnh và ẩm ướt. Mạch nhanh nhỏ, khó bắt. Nhịp thở nhanh nôn, nạn nhân đau đớn khó chịu, khát nước, suy giảm ý thức, co cứng thành bụng và tư thế nằm cuộn tròn (với chảy máu trong ổ bụng).
Trường hợp nạn nhân bị dị vật cắm vào chân tay hay trên cơ thể, người sơ cứu tuyệt đối không được rút dị vật ra, chỉ bắng bó và cố định dị vật lại, việc băng bó tránh mất máu.
Sơ cứu gãy xương và chấn thương cột sống
Trong tai nạn giao thông , chấn thương liên quan đến xương cũng chia làm hai loại là gẫy xương kín và gẫy xương hở. Triệu chứng của gẫy xương như biến dạng trục chi, cử động bất thường, lạo xạo xương, sờ thấy đầu xương gãy chồi ngay dưới da. Gẫy xương hở như lộ xương, chạy dịch tủy xương.
Biểu hiện nghi gãy xương như giảm, mất vận động chi, đau chói khi ấn tại chỗ, giảm đau khi bất động, sưng nề và bầm tím. Vật dụng dùng trong sơ cứu gãy xương thường dùng nẹp, băng. Lưu ý khi sơ cứu gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc.
Hôm 8/2, ford việt nam phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông, TW Hội chữ thập đỏ và diễn đàn Otofun thực hiện thí điểm "Ngày hội tập huấn kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông ". Tham gia ngày hội có các thành viên của diễn đàn, lái xe taxi và xe buýt trên địa bàn Hà Nội.
Lương Dũng