Ở Nhật trong 2009 có 6.700 vụ tai nạn, 37 người chết và hơn 9.500 người bị thương được cho là liên quan tới lỗi nhấn ga thay vì phanh khi lái xe. Con số này ở Mỹ còn cao hơn, mỗi năm khoảng 16.000 vụ, theo Cục an toàn giao thông.
Hầu hết những vụ nhầm lẫn xảy ra trong không gian hạn chế, Timescolonist dẫn. Chuyên trang này cho biết cụ thể những trường hợp như tài xế chỉ cần dùng phanh để đưa xe vào bãi đỗ, khi ùn tắc giao thông, lăn bánh cầm chừng hay bất cứ khi nào chỉ cần tốc độ không tải là đủ để giải quyết tình huống. Chính những lúc này, nguy cơ đạp nhầm ga lên cao nhất.
đạp nhầm chân ga ở những tình huống đơn giản nhất như lái xe vào nơi đỗ. |
Lái xe thường cảm nhận được chuyển động rõ ràng hơn khi đặt chân trên bàn đạp phanh. Lý do đưa ra theo phản xạ có điều kiện, suy luận logic ngay tại thời điểm đó là: "Nếu tôi đang đạp lên pedal này để xe chạy, thì đạp sang pedal khác xe sẽ dừng".
Thực tế, khi mới di chuyển hoặc đang chạy ở chế độ cầm chừng bằng ga không tải, người lái chỉ dùng phanh để điều khiển xe chạy nhanh hay chậm lại. Khi tài xế bị giật mình bởi một tác động nào đó, vì xe đang chuyển động sẵn, nên họ có tâm lý muốn cho xe dừng lại, bằng cách đạp mạnh vào bàn đạp khác theo cách nghĩ ở trên, rất tiếc lúc này đó lại là bàn đạp ga, cây viết Steve Wallace của chuyên trang này lý giải. Ông cũng từng là thầy dạy lái xe, chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn vụ đạp nhầm chân phanh và ga trong trường dạy lái 30 năm qua.
Chưa dừng lại ở đó, hành vi tiếp theo như một cách tò mò của trí não, khó lý giải là tiếp tục nhấn mạnh thêm nữa vào bàn đạp ga, gây ra những hậu quả thảm khốc.
Vậy câu hỏi là tại sao các tài xế lại tiếp tục đạp mạnh ga khi phản ứng của xe đi ngược với những gì họ muốn?
Một bác sĩ người từng làm việc cùng Steve đã lý giải điều này, đặc biệt dành cho những tài già, đó là tình trạng tê chân phải. Khi một tài già đặt chân lên bàn đạp ga quá lâu (vì thường ít dùng phanh hơn tài trẻ), họ thường rơi vào trạng thái mất cảm giác chân phải, khi đó đạp cả chân phanh và ga cùng một lúc, mà tác dụng của chân ga bao giờ cũng mạnh hơn lực hãm của chân phanh.
Tài xế hốt hoảng nên tiếp tục đạp mạnh chân ga. |
Tê chân kết hợp với tình trạng hoảng hốt, tài xế không còn đủ tính táo để suy xét mà tiếp tục làm theo phản xạ, đạp mạnh chân ga liên tiếp, chỉ dừng tới khi nào xe đâm vào chướng ngại vật. Bản thân Steve cũng từng có lần đạp chân ga mà vô thức tưởng rằng mình đang đạp chân phanh, may mắn là hậu quả không nặng nề.
Ở Mỹ và Canada, những tài già thường lái xe nội địa, những hãng này thiết kế đặt bàn đạp phanh cao hơn so với bàn đạp ga. Do đó, để đạp trúng chân phanh, tài xế phải nhấc chân cao hơn. Nhưng khi chân phải rơi vào trạng thái mất cảm giác, lúc này họ không thể nhấc chân theo ý muốn.
Xe nhập khẩu, đặc biệt các xe từ châu Á, thường để phanh và ga ngang nhau. Do đó, khi tê chân thường đạp trúng cả hai bàn đạp, do họ không có thói quen cảm nhận bên nào cao hơn.
Tình trạng đạp nhầm chân phanh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới, LATimes rút ra kết luận từ báo cáo của Cục an toàn giao thông Mỹ. Cụ thể, mỗi tháng có khoảng 15 vụ tai nạn do nhầm chân ga, trong đó 75% tài xế là nữ giới.
Công nghệ có thể hạn chế tình huống này hiện nay mà các hãng đang tiến hành nghiên cứu là Override, tương tự như Ride by Wire trên môtô phân khối lớn. Theo đó, ECU sẽ kiểm soát độ mở của bướm ga trong những trường hợp bất ngờ, không để xảy ra tình trạng tăng tốc đáng tiếc.
>>Xem video phương pháp tránh đạp nhầm chân ga
Đức Huy