Khi ẩm thực “kể chuyện” theo ngôn ngữ riêng
Đã gần 2 năm không về thăm nhà do dịch bệnh phức tạp, Ngân Giang (27 tuổi), cô gái trẻ gốc Hà Nội đang làm việc ở nước ngoài tâm sự: “Trước đây chỉ cần vài tiếng ngồi máy bay là được về nhà “làm nũng” bố mẹ, được ăn những món ngon mẹ nấu. Vậy mà bây giờ lắm khi thèm một bát phở mẹ dậy từ sớm tinh mơ để chuẩn bị cũng thấy khó khăn quá. Giãn cách làm mình nhớ da diết hương vị quê nhà, nhớ cả những khoảnh khắc quây quần bên bố mẹ dùng cơm hay nói dăm ba câu chuyện phiếm”. Để rồi mỗi khi nhớ nhà, cô lại tự thân vào bếp nấu một món ăn Việt, để được thả mình trong những hương vị dung dị mà đậm đà. Tuy có đôi chút kỳ công, nhưng đó lại là cách giúp cô an ủi tâm hồn lạc lõng giữa xứ lạ và tìm về phút giây an lành bên người thân yêu.
May mắn hơn Ngân Giang, Thảo Vy (22 tuổi) ở Tp.HCM lại kịp về Tiền Giang trước khi thành phố có lệnh giãn cách. Hơn 4 tháng ở nhà, Vy cảm thấy bản thân thêm trân quý khoảng thời gian được ở bên ba mẹ, dù đó là bữa sáng ăn vội tô hủ tiếu hay buổi tối rôm rả bên nồi bún riêu cua. Những tháng ngày đầy biến động vì dịch bệnh cũng nhờ vậy mà bình yên trôi qua khung cửa nhỏ.
Chưa bao giờ chúng ta thấy việc sống bình an lại đáng quý như lúc này. Một cuộc điện thoại hỏi thăm người thân, hay một bữa cơm đủ đầy thành viên trong gia đình vốn dĩ rất giản đơn, nay cũng trở thành món quà vô giá. Sâu trong lòng mỗi người, ai cũng có những mảng ký ức ấm vàng và an lành. Dù ở bất cứ đâu, những hương vị món ngon quê nhà cũng là một ký ức ấm vàng như thế, đưa mọi người xích gần nhau hơn.
Những món ngon của ẩm thực Việt như chất xúc tác kết nối mọi người gần nhau hơn
Biến tấu thành “hệ ngôn ngữ ẩm thực Việt” vươn xa thế giới
Hơn cả món ngon, ẩm thực Việt Nam như một hệ ngôn ngữ thủ thỉ cho chúng ta về những câu chuyện đầy màu sắc. Không chỉ là câu chuyện về sự kết hợp tài tình giữa những nguyên liệu tươi ngon và gia vị đặc sắc; đó còn là nét đặc trưng văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền, dân tộc. Ẩm thực Việt vừa như chuyến du hành nguồn cội cho những người con xa quê, vừa như cánh cửa kết nối với những nền văn hóa xuyên biên giới, như cách mà cố đầu bếp Anthony Bourdain đã dùng ngôn ngữ của bún chả để kể cho cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nghe về sự thân thiện, hiếu khách của con người Việt Nam,…
Chắp cánh cho sự vươn xa ấy, “hệ ngôn ngữ ẩm thực Việt” của VIFON đã gửi gắm tâm huyết trong từng món ăn quốc hồn quốc túy, từ đó giới thiệu những giá trị tinh hoa của một nền ẩm thực, văn hóa Việt ra năm châu. Giờ đây, hương vị thân quen của phở, bánh đa cua, bún bò Huế hay hủ tiếu,… đã được VIFON gói trọn trong từng sản phẩm tiện lợi. Thế nên dù ở đâu - làm gì, bạn cũng có thể cùng VIFON thưởng thức hương vị quê nhà một cách bình an và đầy dung dị.
Hành trình 58 năm đưa vị ngon món Việt của VIFON vươn xa thế giới tuy nhiều thăng trầm, nhưng cũng gặt hái những thành quả xứng đáng.
Có thể nói, trong suốt chặng đường 58 năm phát triển, VIFON không ngừng nỗ lực để viết nên giấc mơ quảng bá ẩm thực Việt đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và hai địa cực. Đi đầu trong ý tưởng “công nghiệp hóa món ăn truyền thống”, 1 tỷ sản phẩm mang nhãn hiệu VIFON – Made in Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia chỉ trong 5 năm là lời minh chứng rõ nét nhất cho thành công của doanh nghiệp dẫn đầu.
Không giới hạn trong vùng an toàn, VIFON tiếp tục phá vỡ những định kiến về dinh dưỡng của sản phẩm ăn liền khi sáng tạo nên dòng sản phẩm Hoàng Gia cao cấp với gói thịt thật vào năm 2003. Bên cạnh sự tiện lợi, VIFON Hoàng Gia còn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người tiêu dùng trong bối cảnh bận rộn với cuộc sống hiện đại, năng động.
Dùng ngôn ngữ ẩm thực để kể với thế giới về Việt Nam, hành trình “mang chuông đi đánh xứ người” của VIFON được kỳ vọng tiếp tục có những bước đi táo bạo, khẳng định vị thế của thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/kham-pha-ngon-ngu-am-thuc-viet-theo-cach-don-gian-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/kham-pha-ngon-ngu-am-thuc-viet-theo-cach-don-gian-nhat-d292733.html