Người Hà Thành vốn cầu kì trong ăn uống, các món ăn thường được chế biến rất công phu nhưng bánh cuốn thanh trì thì ngược lại. Từ nguyên liệu đến công đoạn làm bánh cũng vô cùng giản dị, dân dã.
Cận cảnh quá trình làm bánh tráng Thanh Trì
Theo người dân làng Thanh Trì (Hoàng Mai - Hà Nội) bánh ngon bởi gạo, vì đây là nguyên liệu chính để làm nên món bánh cuốn nức tiếng Kinh kỳ. Bánh cuốn được làm từ gạo tẻ để bánh cuốn được dai và có mùi thơm.
Người dân Thanh Trì thường chọn loại gạo khang dân nổi tiếng thơm ngon nhất đất Bắc. Gạo được ngâm 3 tiếng đồng hồ rồi được vo sạch, để ráo nước rồi sau đó đem xay nhuyễn thành bột nước trắng ngần.
Gạo sau khi được ngâm 3 tiếng cho hạt nở ra rồi cho vào cối xay thủ công để nghiền bột. Nếu sử dụng bột được nghiền bằng máy xay hiện đại thì sẽ không được ngon như làm thủ công. Đây là một trong những cối xay từ thời xưa ở Thanh Trì mà rất ít nhà còn giữ được. Nghiền gạo thành bột nước trắng ngần. Bột này được để ngoài khoảng 2 tiếng thì bánh được tráng sẽ ngon hơn là vừa nghiền xong thì tráng. Đây là một trong những kinh nghiệm nhỏ của người làm bánh khiến cho bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng khắp vùng.Theo anh Nghĩa (Thanh Trì, Hà Nội) - người có gần 40 năm kinh nghiệm làm bánh chia sẻ: ''Nhà tôi làm bánh cuốn được ba đời rồi, từ thời bà nội tôi. Hồi tôi 15 tuổi đã làm bánh giỏi rồi, thanh niên tầm đó ở làng ai cũng biết làm cả, nhưng giờ thì bỏ nghề hết. Trong làng giờ có 2 - 3 nhà làm, cả phường Thanh Trì chắc còn khoảng 20 hộ còn giữ nghề gia truyền này''.
Theo anh Nghĩa, bánh cuốn Thang Trì ngon bởi nó được làm thủ công bằng tay và phải chọn được loại gạo ngon để làm bánh. Đặc biệt bánh khi tráng phải thật mỏng. Bánh tráng càng mỏng bánh càng ngon, đây cũng là sự khác biệt làm nên tay nghề của người làm bánh.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Ngày xưa chưa có bếp điện các gia đình phải tráng bánh bằng bếp củi. Sau khi khoa học phát triển thì người dân đã sử dụng bếp điện nên việc tráng bánh thuận tiện hơnTráng bánh là công đoạn quan trọng nhất quyết định ở việc bánh có ngon hay không. Bánh được tráng thật mỏng làm sao để không bị rách bánh, bánh để trong nồi lâu sẽ bị hỏng, nát, dính trên mặt vung sẽ không ăn được.
Anh Nghĩa phải trực bếp liên tục tay không ngừng nghỉ tráng bánh cho đều. Chưng hành là một trong những công đoạn không thể thiếu của bánh cuốn chay truyền thống. Hành tươi chưng lên với mỡ để quết lên lớp bánh cuốn có vị thơm và ngậy. Bánh cuốn ngon còn bởi vị thơm của hành. Chị Lam ( vợ anh Nghĩa) chia sẻ: ''Sáng nào tôi cũng đem lên phố bán, người ta cứ sợ mình bán cho họ hành khô phi sẵn của Trung Quốc, nhưng đây là hành nhà tôi tự phi, màu vàng ruộm và có vị thơm hơn hành của Trung Quốc''. Những lớp bánh cuốn chay truyền thống được xếp chồng tầng tầng lớp lớp, mỗi chồng bánh này nặng khoảng 5-6 kg. Trung bình mỗi ngày anh Nghĩa sản xuất khoảng 20kg bán cuốn bán cho các cửa hàng trên phố.Quy trình làm bánh cuốn đơn giản nhưng nó đã trở thành món ăn dân giã nổi tiếng khắp cả nước. Du khách nước ngoài khi đến Hà Nội đều tìm đến bánh cuốn Thanh Trì.
Bánh cuốn sau khi được trình bày lên đĩa