trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người |
Tử vong do uống trà sữa
Mới đây, Đài Loan ghi nhận trường hợp một nữ sinh mắc bệnh do uống 3 cốc trà sữa/ngày. Trước đó, nữ sinh này cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, dễ buồn ngủ và không thèm ăn. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ kết luận, cơ thể cô bị thiếu sắt nghiêm trọng. Xét nghiệm các thành phần trong cốc trà sữa nữ sinh uống hàng ngày cho thấy: Sữa, trân châu không đảm bảo chất lượng. Uống đều đặn 3 cốc trà sữa/ngày đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể của cô nữ sinh, dẫn đến sự việc đau lòng.
Nguyên liệu rẻ bèo, giá cả phải chăng
Sức hấp dẫn của trà sữa trân châu không bị bó hẹp trong đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên mà nó còn lan rộng sang cả công nhân viên chức ở nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Người ta dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa ngay sát cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu tập thể, khu chung cư, cao ốc văn phòng…
Ngoài các quán trà sữa có tiếng lâu nay như: Ding Tea, Toco Toco, Feeling Tea…., những “rao vặt” trà sữa handmade cũng mọc lên như “nấm” với giá vô cùng phải chăng. Người người uống trà sữa, nhà nhà làm trà sữa.
Theo chủ một quán trà sữa ở Mỹ Đình (Hà Nội), tìm mua nguyên liệu làm trà sữa không khó. Hầu như chợ nào cũng có. Chỉ cần 1 gói trà sữa thái (loại 1kg) có giá mấy chục nghìn, 1 chai siro thái và trân châu. Pha chế đơn giản và bán với giá 10.000 đồng/cốc. Ở nhiều nơi, để tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất sẽ dùng bột sữa để pha chế, vừa rẻ tiền nhưng lại tăng thêm chất béo. Điều đáng nói là nguyên liệu rẻ nhưng nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Như vậy, chất lượng ở đâu và có an toàn được không?
Nguyên liệu đơn giản để làm trà sữa |
Những hệ lụy không ngờ khi uống trà sữa
Vì lợi nhuận, người bán vẫn bất chấp. Còn người dùng, do thiếu hiểu biết nên vẫn vô tư mua. Tuy nhiên, những hệ lụy phía sau không thể ngờ.
Gây béo phì
Một cốc trà sữa trân châu bình thường có thể chứa tới 50 gram đường, tương đương gần 500 calo. Đây là yếu tố khiến tình trạng béo phì gia tăng, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, “sữa” ở trong trà sữa trân châu thường là chất bột đóng góp. Nếu so với sữa thật thì thiếu canxi, các loại vitamin B và vitamin A, D; hàm lượng protein cũng rất thấp. Hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Vì vậy, trà sữa trân châu có thể gây ra thiếu hụt chất trầm trọng.
Uống trà sữa thường xuyên gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe |
Gây tổn thương gan, thận
Trà dùng để pha chế trà sữa không phải là trà tự nhiên mà là tinh trà và bột màu tạo thành. Nếu uống quá nhiều và uống trong thời gian dài, tinh trà sau khi dung nạp vào cơ thể đều phải qua gan và thận để trao đổi bài biết. Thời gian tích tụ lâu dài tất yếu sẽ gây thương tổn cho chức năng của gan thận.
Có thể gây vô sinh
Thành phần chủ yếu của trà sữa sản xuất hàng loạt là dầu thực vật hydro hóa, một loại axít béo dạng trans (Trans Fatty Acids). Loại axít này sẽ làm giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, loại axít béo này còn tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, ung thư.