Theo các chuyên viên kỹ thuật các loại xe đạp điện có động cơ gắn ở bánh e có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm dễ ảnh hưởng đến động cơ. Với xe có động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ nên khó vỡ. Bộ phận hay hỏng nhất là ắc quy xe đạp điện, do vậy trong quá trình sử dụng không nên để ắc quy cạn kiệt năng lượng mới sạc. Người sử dụng cũng nên sạc điện thường xuyên kể cả khi không sử dụng đến xe đạp điện.
Khi mua xe cũng nên quan sát và hỏi rõ thông tin về hệ thống điện, ắc quy, vị trí đặt mô tơ và mạch điều khiển. Vị trí động cơ cũng khá quan trọng vì khi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước dễ bị hỏng. Các cửa hàng khuyến cáo nếu phải tải nhiều như lên dốc, chở nặng nên tắt động cơ và... đạp. Nên đạp lấy đà trước khi bật động cơ sẽ giúp máy của xe bền hơn.
Bảo quản xe đạp điện đúng cách giúp cho xe đạp điện chạy bền hơn chạy được lâu hơn sử dụng cũng thuận tiện hơn. Sau đây là những phương pháp bảo quản xe đạp điện thông thường:
- Nạp điện khi xe gần hết điện
- Nạp điện thường xuyên ngay cả khi không dùng đến xe trong một thời gian dài
- Nếu không sử dụng lâu ngày thì nên cũng nên cho xe chạy không tầm 10 đến 15"
- Nên đạp xe những chỗ đông người và những chỗ đi chậm, và những lúc bắt đầu đi để bảo vệ động cơ và bình, đồng thời để cho.
- Không nên đem xe đến những nơi sửa chữa không chuyên nghiệp mà hãy đến nơi bảo hành của công ty khi xe có những biểu hiện hỏng hóc.
- Trường hợp người tiêu dùng vận hành xe đến cạn bình ắc quy thì phải nạp điện liền ngay khi có thể để dảm bảo tuổi thọ của bình
- Khi dừng xe phải tắt nguồn và lấy chìa khoá ra khỏi xe.
>>> Xe đạp điện trả góp
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0902 221 418
Có thể bạn quan tâm: