Khi bắt đầu cuộc đua, nhịp tim của tay đua vào khoảng 170-190 bmp và trong khi đua,
nó dao động khoảng 160 nhịp/phút và có lúc tới 200 nhịp/phút
Dù chẳng phải vận động gì nhiều nhưng f1 đòi hỏi các tay đua phải có thể lực không thua bất kỳ môn thể thao nào khác. Thậm chí, F1 còn có những yêu cầu khắt khe về thể chất và tinh thần của những người tham gia.
Theo F1 Complete, G-force (hiệu lực của lực hấp dẫn khi bất cứ điều gì đó đang tăng tốc) khiến cho cho tay đua có cảm giác như họ đang đeo một thứ gì đó nặng tới 25kg trên cổ. Mỗi khi họ nhấn ga, lực G-force tác động theo chiều dọc lên người của tay đua, cộng với lực bổ sung từ việc tăng và giảm tốc.
Thêm nữa, mỗi chiếc mũ bảo hiểm tay đua sử dụng nặng tới 7kg.
Trên đường đua, một tay đua thực hiện tại mỗi chặng chính 2.600 lần chuyển số. Để đối phó với các khúc cua liên tục nối tiếp nhau, quãng đường một chiếc xe đua F1 tiếp tục “trôi” sau khi phanh thật lực từ tốc độ 200 km/h xuống tới 0 km/h là 55 m. Trong 1,9 giây, chiếc xe chạy chậm dần với gia tốc gấp 5 lần gia tốc trọng trường. Trong khi phanh như vậy, một tay đua nặng 75 kg sẽ tác động một lực tương đương với 375 kg lên dây đai an toàn.
Chiếc xe đua có thể lao vọt đi với vận tốc hàng trăm km/h chỉ sau chưa đầy 5s.
Chưa hết, khoang lái còn thử thách giới hạn chịu đựng của tay đua ở một khía cạnh khác. Tại ống pô của xe F1, nhiệt độ là 950 độ C. Khi phanh gấp, nhiệt độ bề mặt lốp tăng lên 100 độ C, đĩa phanh tăng lên 600 độ C trong vòng một giây. Do bị bao bọc bởi khối khí nóng nên nhiệt độ trong khoang lái luôn ở mức 55 độ C. “Lò bát quái” này khiến tay đua hao tới 3kg chỉ trong vòng 2 giờ.
Nguồn Sưu tầm FB
Có thể bạn quan tâm: