Nguyên nhân bất ngờ khiến phanh đĩa bị cứng.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các phốt cao su bên trong heo phanh và pen thắng đã bị chai cứng, dầu phanh bị biến đổi chất do tác động của nhiệt độ cao làm giảm nhiệt độ sôi và khả năng chịu nén.
Có thể anh em chưa biết khi phanh xe hoạt động nhiệt độ sinh ra rất cao tác động trực tiếp vào heo phanh và dầu phanh. Dầu phanh khi hoạt động lâu ngày với nhiệt độ cao sẽ xuất hiện các bọt khí từ đó làm lực nén xuống heo phanh bị giảm đi đáng kể.
Thế nên đa số các nhà sản xuất đều khuyên người dùng thay thế dầu phanh của xe sau 2 năm sử dụng hoặc sau 100.000km, thực tế tại Việt Nam anh em nên thay dầu phanh khi xe chạy được 40.000km do điều kiện hoạt động nắng nóng ở nước ta.
Với những lý do trên mình nghĩ anh em nên thay dầu phanh sau 40.000km sử dụng hoặc sau 2 năm sử dụng xe để hệ thống phanh đĩa được đảm bảo khả năng hoạt động. Nếu có hiện tượng phanh bị khựng như phía trên mình đã trình bày thì anh em phải thay thêm cả các phốt cao su bên trong heo phanh và pen thắng.
Dầu phanh có rất nhiều loại như DOT3, DOT4, DOT5, chính vì vậy anh em phải xem và thay thế đúng loại mà nhà sản xuất yêu cầu cho xe, thông thường xe cần sử dụng loại dầu phanh nào sẽ được nhà sản xuất in trên bình dầu phanh của xe.
Mỗi loại dầu phanh đều có tính chất khác nhau nên anh em phải thay đúng loại nhà sản xuất yêu cầu, dù có thay thế loại tốt hơn thì nó vẫn có thể là hư hệ thống phanh của xe. Anh em cũng không được trộn 2 loại dầu phanh vào với nhau.
Sau khi thực hiện việc thay thế anh em phải xả gió bên trong dầu phanh để phanh làm việc được hiệu quả nhất, việc xả gió có thể phải làm 2 đến 3 lần thì mới sạch được.
Có thể bạn quan tâm: