Sự khác biệt giữa động cơ xe máy 2 xi-lanh và 4 xi-lanh là gì?
Nhưng ở nước hậu thì 2 xi-lanh lại khó cạnh tranh với 4 xi-lanh, ngay cả với cùng một dung tích động cơ, tức nhiên sự chênh lệch là không quá lớn nhưng cũng đủ tạo nên sự khác biệt.
Kawasaki ER6N với động cơ 2 xi-lanh.
Honda CB650F với động cơ 4 xi-lanh.
Động cơ 2 xi-lanh vốn đặc trưng về khả năng tăng tốc ở tua máy thấp. Với việc được cung cấp nhiều mô-men xoắn ngay tại vòng tua thấp nên sẽ dễ dàng trong việc xử lý khi di chuyển ở những nơi đông đúc như đô thị và ngay cả việc chinh phục nhưng con dốc cao.
Và tất nhiên, một ưu điểm khác của động cơ 2 xi-lanh nữa là thích hợp cho mẫu xe sử dụng đường dài (Touring) mà không cần tốc độ cao hoặc mang theo hành lý nặng. Đây là lí do rất nhiều người chọn xe mang động cơ 2 xi-lanh.
Ducati Scrambler với động cơ 2 xi-lanh.
Harley-Davidson Road King Classic với động cơ 2 xi-lanh.
Còn nói về động cơ 4 xi-lanh chắc chắn nhiều anh em sẽ thích tiếng động cơ mà nó tạo ra, bao gồm cả sức mạnh tối đa mà chiếc xe sử dụng loại động cơ này mang lại, điển hình ở phân khúc Sportbike cao cấp đều sử dụng động cơ 4 xi-lanh.
BMW S1000RR với động cơ 4 xi-lanh.
Theo mình tìm hiểu thì động cơ 4 xi-lanh thích hợp sử dụng ở đường trường với những ai cần tốc độ ở nước hậu. Nhưng nếu sử dụng cho đường dốc, đồi cao hoặc phải mang theo hành lí thì có thể sẽ không bì lại với động cơ 2 xi-lanh, do mô-men xoắn của dòng xe 4 xi-lanh chỉ tập trung hoạt động ở tốc độ cao.
Honda CBR1000RR sử dụng động cơ 4 xi-lanh.
Tuy nhiên cả 2 loại động cơ này đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào phong cách và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân sẽ có hướng lựa chọn và sử dụng riêng. Mọi bổ sung anh em có thể đóng góp ở phần bình luận để chủ đề hôm nay được hoàn chỉnh hơn.
Yamaha MT-07 (hai xi-lanh) VS Honda CB650F (bốn xi-lanh).
Có thể bạn quan tâm: