Theo đó, Facebooker Lý Dương vào ngày 11/12 đăng tải trên trang cá nhân dòng trạng thái khá dài thể hiện sự bức xúc của mình về cách làm việc của Zara, thậm chí khẳng định thương hiệu thời trang này "lừa dối khách hàng" thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Sự việc thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạngTheo những chia sẻ của Lý Dương, nữ khách hàng này đã mua đồ với tổng hóa đơn lên tới hơn 14 triệu, trong đó có một chiếc quần legging trị giá 990.000 đồng vào ngày 19/11 tại cửa hàng Zara Hà Nội.
Ngày 11/12, vị khách này quay lại Zara Hà Nội để tiếp tục mua sắm, đồng thời muốn đổi lại chiếc quần legging kể trên nhưng không được đổi trả vì Zara quy định quần legging là quần tất và quần tất nằm trong hạng mục hàng không được đổi trả.
Chiếc quần còn nguyên tem mác với giá 990.000 VNDBức xúc vì theo nữ khách hàng, quần legging không thể coi là quần tất, cô và quản lý Zara tại Hà Nội đã nổ ra tranh cãi. Sau hồi lâu tranh cãi không thành, nữ khách hàng cho rằng quản lý có thái độ không hợp tác, chăm sóc khách hàng kém và quay clip làm bằng chứng, tung lên mạng xã hội.
Dòng trạng thái khá dài chứa đầy "phẫn nộ" của nữ khách hàngTrên trang cá nhân vị khách này khẳng định sẽ tẩy chay Zara dù trước đó khá yêu thích thương hiệu này và tháng nào cũng bỏ ra hơn chục triệu để mua. Đồng thời, cô cũng cho biết sẽ gặp quản lý của nhân viên trên để làm việc về thái độ phục vụ khách không chuẩn mực và đưa sự việc trên ra tòa.
Quần legging được đăng tải trên website của Zara (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, dòng trạng thái trên ngay lập tức được lan truyền với tốc độ chóng mặt gây ra tranh cãi trong cộng đồng mạng. Có người nói Zara mập mờ khi đưa tên gọi hàng hóa không sát nghĩa và cho rằng thái độ của nhân viên có phần gây khó chịu thì đa số cư dân mạng đều cho rằng Lý Dương sai hoàn toàn trong sự việc lần này.
Theo lý lẽ của nhiều người, ngay trong mặt sau của hóa đơn Zara đã ghi rất rõ "leggings cannot be exchanged" (tức "quần legging không được phép đổi" - PV), chứng tỏ nhân viên Zara chỉ làm theo đúng quy định của hãng chứ không hề lừa đảo hay làm khó khách hàng như lời "tố".
"Leggings cannot be exchanged" (tức"quần legging không được phép đổi") ở mặt sau hóa đơnBên cạnh đó nhiều người nói rõ hơn lý do các cửa hàng không cho đổi trả quần legging là bởi dù không phải đồ lót nhưng loại quần này bó sát vào da thịt, nguy cơ lây nhiễm bệnh ngoài da khi đổi trả loại quần này cao hơn hẳn các loại quần khác. Hơn nữa một số người cũng nói thêm rằng quần legging rất nhanh gião, hư hỏng.
Phản ứng bất ngờ của cư dân mạng khi zara bị tố lừa đảoMột số người gay gắt hơn còn yêu cầu chủ dòng trạng thái nên đi học tiếng anh để "sang ngang bằng số tiền bỏ ra mua quần áo".
Nhiều người cho rằng người phụ nữ này đang "đi ngược xã hội"Về phía Zara, quản lý truyền thông của nhãn hiệu thời trang này cho biết hãng đã ghi nhận được sự việc, đồng thời cũng xác nhận Zara quy ước sản phẩm legging là quần tất và đây là quy định riêng của hãng, nhân viên đã áp dụng đúng quy định không đổi hàng đối với quần legging.
Sự việc chưa rõ ai đúng ai sai, trên trang cá nhân của nữ khách hàng cư dân mạng vẫn tiếp tục thể hiện quan điểm của mình và chia sẻ dòng trạng thái trên với tốc độ chóng mặt.