Theo một khảo sát mới đây của Q&ME thì quy mô thị trường trà sữa Việt Nam trị giá gần 300 triệu USD. Chính sức hấp dẫn này của thị trường như vậy khiến số lượng quán trà sữa tăng trưởng bùng nổ.
Nguyên nhân chính được lý giải là phần lớn các quán trà sữa hiện nay mọc lên thông qua hình thức nhượng quyền. Nhiều các thương hiệu trà sữa hiện nay đã chuẩn hóa mô hình từ các khâu đào tạo vận hành, marketing, đặc biệt các thương hiệu sáng tạo ra hương vị riêng và cung cấp nguyên liệu cho các cửa hàng để đảm bảo chất lượng và hương vị đồ uống đồng nhất.
Theo khảo sát nhiều bạn trẻ cho rằng trà sữa thơm ngon dễ uống, khách hàng còn được lựa chọn mức đường, mức đá phù hợp với khẩu vị của mỗi người, ngoài ra cũng có nhiều topping uống kèm nên rất dễ lựa chọn. Chính vì thế trà sữa là thức uống thu hút nhiều khách hàng trẻ và hiện nay đã thu thút cả giới văn phòng. Chính sự hấp dẫn của đồ uống này đã tạo nên cơn sốt nhượng quyền cho những bạn trẻ và những người muốn kinh doanh.
Theo một khảo sát mới nhất được đăng trên báo điện tử VTC thì House of Cha và Dingtea là hai thương hiệu trà sữa Đài Loan được giới trẻ Hà Thành yêu thích hiện nay. Hai thương hiệu này đại diện cho 2 giai đoạn của thị trường trà sữa. Một thương hiệu “kỳ cựu” và một thương hiệu khá mới nhưng có nhiều đồ uống hợp xu hướng được giới trẻ hiện nay.
House of Cha
7(1).png |
House of Cha có hướng đi riêng tạo ra nhiều đồ uống mới lạ, chất lượng cao phù hợp như cầu thị trường. Ngoài những thức uống trà sữa truyền thống cơ bản, House of Cha còn sở hữu menu nhiều đồ uống như trà kem sữa, trà kem cheese, trà hoa quả cốc cao, matcha latte 3 tầng độc đáo,….
House of Cha phát triển khá nhanh hiện sở hữu chuỗi gần 20 cửa hàng ở Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Điểm mạnh khi mở nhượng quyền House of Cha: là thương hiệu đi sau nhưng menu của House of Cha có các đồ uống chất lượng hợp xu hướng thu hút giới trẻ hiện nay.
Trà sữa ở đây được đánh giá có vị trà thơm và vị sữa cân bằng dễ uống. Ngoài ra các loại trà kết hợp kem cheese, kem sữa rất được giới trẻ ưu chuộng hiện này đều có mặt trong menu của House of Cha. Giá đồ uống ở mức trung bình của thị trường phù hợp học sinh sinh viên, ngoài ra thương hiệu này cũng thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách hàng.
Chính điểm mạnh về đồ uống và giá phù hợp nhiều đối tượng khách hàng nên House of Cha thu hút khá nhiều bạn trẻ nhượng quyền thương hiệu, giúp thương hiệu này “phủ sóng” khá nhanh trong thời gian vừa qua. Theo tính toán thì để mở nhượng quyền một quán house of cha bạn cần bỏ ra số tiền vào khoảng 450 triệu đến 1,4 tỷ đồng (tùy thuộc từng mặt bằng). Chi phí này khá “dễ thở” trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Để nhượng quyền bạn cần bỏ ra các chi phí sau:
Chi phí nhượng quyền: 80-300 triệu (tùy khu vực nhận nhượng quyền)
Đặt cọc nguyên liệu: 30-50 triệu (tùy quy mô thị trường)
Nguyên liệu đợt đầu tiên: 100-300 triệu (tùy quy mô thị trường)
Chi phí máy móc: 70-120 triệu (các máy móc chính lấy)
Chi phí xây dựng: 150-600 triệu (tùy thuộc từng mặt bằng)
Chi phí quản lý thương hiệu: 100$/tháng
Dingtea
Dingtea có mặt ở Hà Nội từ khá lâu và có sự phát triển nhanh trong những năm gần đây và có tới 78 cửa hàng ở Hà Nội chưa kể các tỉnh. Do số lượng quán lớn nên bạn dễ dàng bắt gặp Dingtea ở các tuyến phố to nhỏ của Hà Nội. Chính vì vậy dingtea là từ lâu đã trở thành sự lựa chọn quen thuộc của các tín đồ trà sữa.
Điểm mạnh mạnh khi mở nhượng quyền Dingtea: là thương hiệu lâu năm, được nhiều người biết đến ở Hà Nội, thương hiệu này có menu khá đa dạng, các dòng trà sữa cơ bản có vị trà và sữa cân bằng nên được giới trẻ yêu thích. Giá đồ uống của Dingtea cũng ở mức trung bình phù hợp với học sinh sinh viên.
Với ưu thế về thương hiệu lâu năm, Dingtea được khá nhiều bạn trẻ thích kinh doanh chọn để nhượng quyền, tuy nhiên với độ phủ cao như hiện nay sẽ khó khăn hơn trong việc tìm mặt bằng. Theo tính toán chi phí để mở một cửa hàng Dingtea vào khoảng 1,2 đến gần 2 tỷ đồng.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Các chi phí khi làm nhượng quyền Dingtea:
Chi phí nhượng quyền thương hiệu: 20.000 USD/1 cửa hàng
Phí quản lý: 100 USD/tháng (tính từ ngày khai trương)
Đặt cọc nguyên liệu: 100 triệu
Nguyên liệu lần đầu bắt buộc lấy của Dingtea: khoảng 15.000 – 30.000 USD (chi phí này tính cho lần mua nguyên liệu đầu tiên tùy vào khu vực). Các lần đặt hàng tiếp theo lấy tối thiểu 15.000 USD cho 1 lần đặt hàng (đối với các tỉnh).
Chi phí máy móc dụng cụ, thiết bị pha chế: 100 - 200 triệu đồng
Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết kế… : 150 triệu – 600 triệu đồng (tùy cửa hàng).
Theo tính toán, chi phí để mở một cửa hàng Dingtea vào khoảng 1,2 đến gần 2 tỷ đồng.
Để được nhiều nhà đầu tư nhượng quyền thì thương hiệu phải có sức hút đối với khách hàng, có tiềm năng mang lại giá trị đầu tư. Hai thương hiệu này có sức hút riêng cho nên có được sự phát triển nhanh chóng.
Việc nhượng quyền thương hiệu sẽ giúp bạn có được mô hình kinh doanh một cách nhanh chóng, bạn sẽ được hướng dẫn, đào tạo hết tất cả các khâu, chuyển giao công thức, cung cấp nguyên liệu, máy móc và giúp bạn tránh được các rủi ro khi mới bắt đầu kinh doanh. Ngoài ra bạn sẽ được hưởng lợi từ nhóm khách hàng có sẵn của thương hiệu.
Tuy nhiên, nếu muốn mở quán trà sữa ngoài việc nhượng quyền thương hiệu bạn cũng có thể tự lập cho mình thương hiệu riêng nhưng cần lưu ý một số điểm mà chuyển gia thương hiệu khuyến cáo:
Cần có chiến lược xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu
Có quy trình và công thức riêng để tạo nên nét riêng của mình trên thị trường, tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.
Luôn đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Luôn tạo sự nhận diện tốt với người tiêu dùng và tạo sự gắn kết lâu dài của người tiêu dùng với thương hiệu.
Cập nhật các xu hướng tiêu dùng, đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Điều quan trọng không kém là bạn cần nhanh chóng đăng ký thương hiệu để được cơ quan có thẩm quyền bảo hộ tránh những tranh chấp không đáng có.
Để đăng ký thương hiệu cần làm bàn bản ngay từ đầu:
Thương hiệu cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ và tuân thủ các quy định của cơ quan sở hữu trí tuệ. Ngoài ra cần lưu ý đến phạm vi sử dụng thương hiệu, hiện nay xu thế toàn cầu hóa nên thương hiệu thường không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế.
Có nhãn hiệu mới chỉ là bước đầu, để xây dựng được một thương hiệu mạnh cần nhiều hơn thế. Người làm thương hiệu phải đi với người tiêu dùng, sống với họ, ngủ, ăn với người tiêu dùng. Điều quan trọng phải hiểu người tiêu dùng là ai, họ cần gì. Ngoài ra một thương hiệu thành công cần hiện diện trong tâm trí khách hàng giúp khách hàng nhanh chóng lựa chọn mình trong một rừng các đối thủ.
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, tuy nhiên khi xây dựng thành công thương hiệu có được sự yêu mến của khách hàng nó sẽ mang đến cho chủ thương hiệu giá trị lớn.
Lưu ý: Thông tin về các chi phí liên quan đến nhượng quyền, chi phí nguyên liệu,…được lấy từ một số cửa hàng của House of Cha và thông tin cung cấp của chủ một của hàng Dingtea. Các chi phí về mặt bằng, chi phí xây dựng,…mang tính ước lượng tính từ các cửa hàng nói trên.