Với sự phát triển của thế giới smartphone, đồng hồ đeo tay hiện nay thiên về chức năng làm trang sức thể hiện đẳng cấp của người dùng hơn là báo giờ. Ngoài những lưu ý như không để ở những nơi từ trường mạnh như TV, laptop…làm hỏng IC của đồng hồ thì những nguyên tắc chăm sóc xử lý đồng hồ cũng vô cùng quan trọng.
Bảo quản dây đeo đồng hồ
Ảnh nguồn internet |
Không khó để bảo quản như mặt đồng hồ, nhưng lại vô cùng quan trọng để giữ gìn đồng hồ luôn sáng đẹp, việc chăm sóc và bảo quản dây đeo đồng hồ vô cùng quan trọng. Chắc chắn bạn không muốn chiếc đồng hồ cao cấp của mình với bộ máy chạy ngon lành mà dây đeo lại nhanh chóng phải thay mới, và tất nhiên chất lượng không thể như ban đầu.
Đối với mỗi loại dây đeo đồng hồ như dây da, dây kim loại, dây cao su…lại có những nguyên tắc bảo quản khác nhau. Dây đồng hồ là bộ phận cần và dễ chăm sóc hơn để chiếc đồng hồ luôn sáng bóng.
Hầu hết đồng hồ đeo tay tốt nhất nên tránh để dính nước hoặc hấp hơi nước nóng, đặc biệt đối với đồng hồ dây da. Dù là dây da cao cấp, khi tiếp xúc với nước nhiều và lâu sẽ dễ ẩm, mốc, có mùi hôi và nhanh mục.
Nguyên tắc làm sạch
Khi làm sạch dây đeo đồng hồ, điều quan trọng nhất chính là tuyệt đối không được để chúng tiếp xúc với các loại hóa chất như a-xit, hay dung dịch có chất tẩy rửa mạnh. Bởi chúng sẽ ăn mòn dây đeo đồng hồ của bạn mà không thể cứu vãn được.
Nếu dây da có mùi hôi, có thể sử dụng những gói hút ẩm để loại bỏ mùi bằng cách: cho dây đồng hồ vào 1 lọ thủy tinh kín, rải phía dưới dây 1 lớp hút ẩm, đặt dây lên trên và phủ kín bằng 1 lớp hút ẩm nữa trong vòng 1 ngày dây sẽ hết ẩm và mùi.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các kẽ dây đeo. Vệ sinh bằng nước nóng khoảng 60 độ C, sau đó dùng bàn chải loại mềm đẩy bụi bẩn còn lại trên dây đeo rồi lau khô. Hoặc nếu có bụi bẩn khó sạch, bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng để đánh sạch dây đeo sau đó làm sạch và lau khô.
Dây đeo vải và dây đeo cao su là hai loại dây có độ bền và dễ bảo quản hơn, nhưng cần được vệ sinh thường xuyên bởi dễ bám bụi bẩn. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra xem có dấu hiệu đứt hay rách để xử lý kịp thời.
Khi đồng hồ hết pin
Ảnh nguồn internet |
Khi đồng hồ dính nước
Bởi khi đồng hồ hết pin không được thay, chất lỏng có trong pin cũ có thể rò rỉ ra ngoài làm hỏng các linh kiện đồng hồ. Đây là trường hợp khó có thể khắc phục khi gặp phải.Việc có quá nhiều đồng hồ, hay quá bận rộn nên khi đồng hồ hết pin bạn liền bỏ đó và khi nào có thời gian mới đến tiệm thay. Tuy nhiên thói quen này lại có thể vô tình giết chết chiếc đồng hồ đắt tiền của bạn.
Các núm, chi tiết đồng hồ phải luôn được đảm bảo đã đóng chặt để tránh vào nước, hấp hơi nước nóng. Tuy nhiên, nếu chẳng may chiếc đồng hồ của bạn bị vào nước, chớ dại dùng máy sấy tóc để tự sấy hay tháo ra lau, bởi biết đâu nó lại khiến chúng hỏng nặng hơn hay vô tình rơi mất con ốc hoặc chi tiết nào đó của đồng hồ.
Cách tốt nhất là nên đưa chiếc đồng hồ của bạn tới gặp “bác sỹ” họ sẽ có đủ đồ nghề và chuyên môn hơn bạn.