‘Bom tấn’ sử thi Exodus hấp dẫn người xem bởi nội dung truyền tải mang yếu tố thần thoại những truyền thuyết li kì về Chúa Trời, cộng thêm cảnh quay đẹp mắt tại Ai Cập và kỹ xảo điện ảnh được đầu tư hoành tráng với kinh phí 140 triệu đô.
Lãnh tụ Do thái Moses và Pha-ra-ông Ai Cập Ramses |
Câu chuyện chân thật về nhà tiên tri Moses nổi tiếng nhất của người Do Thái
Nhiều ý kiến cho rằng, Do Thái là tộc người thông minh xuất chúng nhất trên thế giới. Dân tộc này đã sản sinh ra nhiều thiên tài cho hành tinh, một trong số đó là nhà bác học vĩ đại Albert Einstein. Tuy nhiên, người Do Thái nổi tiếng nhất lại là nhà tiên tri Moses.
Tuy thời lượng kéo dài lên đến 150 phút, Exodus: Gods and Kings vẫn không gây ra cảm giác chán nản cho người xem bởi bộ phim này bám sát hoàn toàn vào câu chuyện cuộc đời nhà lãnh tụ Moses viết trong Kinh Cựu Ước. Theo đó, Moses sinh ra ở Ai Cập, vào thời kì người Do Thái bị nền văn minh này đô hộ và bắt làm nô lệ.
Pha-ra-ông Ramses và những đạo luật tàn ác của mình áp đặt lên người Do Thái |
Pha-ra-ông đã ra một đạo luật tàn ác, tàn sát tất cả những bé trai người Do Thái bằng cách dìm chúng xuống sông Nile. Để cứu con trai mình, sau khi sinh ra Moses, mẹ ông đã đặt ông vào một chiếc nôi thả trôi theo dòng sông thần thánh. Phim đã hoàn toàn tái hiện lại chân thật nhất diễn biến cuộc đời Moses từ chi tiết Moses may mắn được công chúa Thermuthis của hoàng tộc nhận nuôi, đến chi tiết Moses khi bị Pha-ra-ông Ramses II phát hiện thân phận và đày ải, lưu lạc đến bán đảo Sinai và được Thiên Chúa truyền cho quyền năng nhìn thấy trước tương lai và giao sứ mệnh dẫn dắt dân tộc mình thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập.
Lãnh tụ Moses của người Do Thái (do nam tài tử Christian Bale thủ diễn) từng là người anh em họ thân thích của Pha-ra-ông trước khi phát hiện ra thân thế của mình |
10 đại thiên tai truyền thuyết giáng lên đầu Ai Cập là… có thật?
Theo như Kinh Cựu Ước, nhà tiên tri Moses nhiều lần tìm gặp Pha-ra-ông và buộc ông phải giải phóng cho đồng bào mình khỏi ách nô lệ. Tuy nhiên Pha-ra-ông đều không đồng ý. Vì thế Chúa Trời đã nổi giận và giáng lên đầu Ai Cập 10 tai họa khủng khiếp nhất. Cụ thể, các thảm kịch lần lượt sẽ là: sông Nile nhuốm máu; dịch ếch nhái; dịch ruồi, muỗi; gia súc chết hàng loạt; chấy rận; ghẻ lở; mưa đá; dịch châu chấu; đất nước chìm trong bóng tối, và cuối cùng là con đầu lòng của các gia đình Ai Cập đều sẽ chết.
Hình ảnh mô tả 10 thảm họa hủy diệt giáng xuống đầu người Ai Cập cổ đại |
Hiện tượng thủy triều đỏ ở ngoài đời thật... |
...Và thủy triều đỏ tàn phá mùa màng trên dòng sông Nile |
Tranh minh họa cảnh tượng thảm họa ếch nhái tràn vào cung điện của người Ai Cập |
...Và cảnh tượng thật được quay sống động trong "Exodus" |
...Thảm họa mưa đá trong phim |
Khi Chúa trời tồn tại với hình hài… trẻ con (?!)
Một điểm đặc biệt và khá thú vị trong Exodus: Gods and Kingsmà đạo diễn Ridley Scott và biên kịch tạo nên chính là hình hài của đức Chúa Trời lại tồn tại ở dạng…trẻ nhỏ (?!) Ridley đã tuyển chọn một diễn viên nhí người Anh 11 tuổi, Isaac Andrews, để diễn tả giọng nói và nét mặt khi ngây thơ, lúc quyết liệt dữ dội của đức Chúa Trời, hoàn toàn không phải hình tượng một vị thần đằng sau một cột lửa như đạo diễn Cecil B. DeMille đã lựa chọn trong Ten Commandments (Mười Điều Răn).
Đạo diễn Ridley Scott gây tranh cãi dữ dội khi chọn một cậu bé chỉ mới 11 tuổi, Isaac Andrews thể hiện hình ảnh Chúa Trời trong "Exodus" |
Isaac Andrews với ánh mắt có lúc mơ hồ thiên thần, có lúc lại vô cùng đáng sợ như ánh mắt của những đứa trẻ trong Children of the Corn, trong hình tượng của Chúa bắt đầu dấy lên một làn sóng tranh cãi dữ dội của những người tôn thờ Kinh Thánh một cách nghiêm túc. Chân dung của Thiên Chúa được miêu tả như một đứa trẻ bướng bỉnh, tức giận và nóng nảy trong Exodus sẽ là một rào cản lớn đối với hầu hết “con chiên” trên toàn thế giới. Kitô hữu, người Do Thái và người Hồi giáo đều xem câu chuyện này là nền tảng của đức tin và sẽ nhận thấy hình ảnh của Thiên Chúa hoàn toàn sai lệch với Kinh Thánh và niềm tin sâu sắc của họ.
Isaac Andrews đáng yêu ngoài đời thật |
Trả lời tờ Hollywood Reporter, vị đạo diễn cho biết: "Trước nay hoàn toàn ko có văn bản nào miêu tả cụ thể hình hài của Thiên Chúa. Vậy nên hàng thế kỷ qua, nghệ sĩ và các nhà làm phim đã luôn phải lựa chọn hình ảnh riêng cho tác phẩm của chính mình. Isaac toát lên sự ngây thơ và tinh khiết, và hai phẩm chất này cực kỳ mạnh mẽ".
Truyền thuyết Moses “tách nước”, vượt biển Đỏ bị thay đổi
Câu chuyện Moses tách nước biển Đỏ ra làm 2 để đoàn người Do Thái có thể băng qua, sau đó nhấn chìm truy binh Ai Cập là một phép lạ nổi tiếng trong Kinh Thánh Công Giáo. Khi biết đến sự ra đời của Exodus, khán giả những tưởng sẽ được chứng kiến một cảnh quay hoành tráng đại dương biển Đỏ tách đôi để đoàn người hiên ngang đi qua. Thế nhưng, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Ridley, cảnh quay quan trọng nhất bộ phim này đã được thay đổi và lý giải dưới góc nhìn khoa học đầy thực tế.
Nhiều hình ảnh thể hiện truyền thuyết Moses "tách đôi" biển Đỏ, cứu ngườ i dân Do thái |
Câu chuyện "tách nước" sẽ được Ridley khai thác dưới khía cạnh "khoa học hơn" thay vì xem nó như một quyền năng của Thiên Chúa. Theo đó, Ridley lý giải khả năng tách nước biển là do một trận động đất dẫn đến sóng thần, và trước khi sóng thần ập đến, vùng nước ven biển thường rút rất xa ra ngoài, để lại phần đáy biển cạn trước khi cơn sóng dữ đến. Và đoàn người đã băng qua biển cạn thay vì “rẽ nước” đại dương như truyền thuyết.
Đạo diễn Ridley dùng hiện tượng biển cạn trước cơn sóng thần để lý giải cho câu chuyện vượt biển Đỏ của người dân Do Thái trong phim |
Câu chuyện "tách nước" sẽ được Ridley khai thác dưới khía cạnh "khoa học hơn" thay vì xem nó như một quyền năng của Thiên Chúa. Theo đó, Ridley lý giải khả năng tách nước biển là do một trận động đất dẫn đến sóng thần, và trước khi sóng thần ập đến, vùng nước ven biển thường rút rất xa ra ngoài, để lại phần đáy biển cạn trước khi cơn sóng dữ đến. Và đoàn người đã băng qua biển cạn thay vì “rẽ nước” đại dương như truyền thuyết.
Moses và cơn đại hồng thủy sắp kéo đến trong phim |
Tuy nhiên, cách lý giải trên cũng xuất hiện một số vấn đề phi lý: Thời gian nước rút trước cơn sóng thần chỉ khoảng từ 10 đến 15 phút, quá ít để toàn bộ đoàn người Do Thái có thể băng qua đáy biển cạn tạm thời. Hơn nữa, Moses không thể nào biết được trận động đất và cơn sóng thần sắp diễn ra trừ khi Thiên Chúa nói với ông. Dĩ nhiên, cách lý giải vừa khoa học, vừa huyền diệu này khá phù hợp với một bộ phim sử thi như Exodus: Gods and Kings.
Con số “khủng” và bí mật của những cảnh quay hoành tráng
Đội ngũ sáng tạo của đạo diễn Ridley Scott trong bộ phim gồm nhà thiết kế sản xuất hai lần được đề cử giải Oscar là Arthur Max và nhà thiết kế trang phục đoạt giải Oscar Janty Yates đã hợp tác để tạo ra những cảnh quay và pha hành động hoành tráng nhất. Ví dụ như Tượng Ramses có chiều cao 60m, nhóm thiết kế sản xuất dựng tượng thật cao khoảng 10 m, phần còn lại là do nhóm hiệu ứng kỹ xảo tạo ra.
Trường quay Pinewood là nơi bố trí những cảnh bên trong cung điện và các ngôi đền Ai Cập |
Nhóm nghệ thuật và kiến trúc lên tới trên 1.000 người, làm việc ở 3 địa điểm khác nhau. Trường quay Pinewood là nơi bố trí những cảnh bên trong cung điện và các ngôi đền Ai Cập cũng cùng với những nơi ở tồi tàn của dân nô lệ. Cảnh hoành tráng ngoài đại sảnh của Pha-ra-ông được quay trên nền xanh, nơi các nhà làm phim thực hiện các cảnh quay chiến đấu của quân Ai Cập. Một hồ nước ở trường quay được sử dụng để quay cảnh dòng sông Nile biến thành màu đỏ khi những con cá sấu cấu xé lẫn nhau. Những cảnh về Biển Đỏ, với hàng trăm binh lính Ai Cập bị nhấn chìm, được quay dưới bể nước ngầm.
Công nương Nefertari (Golshifteh Farahani) can đảm trong cảnh quay với... 400 con ếch |
Một trường quay rất đẹp của đoàn làm phim |
Bên cạnh những địa điểm được tìm kiếm hoặc dựng lên, Arthur Max còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa là tạo ra các vật dụng. Anh cho biết: “Bạn không thể mua bất cứ thứ gì của Ai Cập cổ đại, vì thế mọi đồ vật đều phải được thiết kế và chế tạo ra”. Tham khảo mô hình, mẫu vật ở bảo tàng Anh và bảo tàng Cairo, Arthur đã kết hợp những kỹ thuật cổ điển và công nghệ hiện đại trong quá trình thiết kế và chế tạo.
Cảnh hoành tráng ngoài đại sảnh của Pha-ra-ông được quay trên nền xanh, nơi các nhà làm phim thực hiện các cảnh quay chiến đấu của quân Ai Cập |
Một cảnh quay hoành tráng toàn bộ cung điện từ trên cao |
Bảo Nguyên