Sáng ngày 4/1, những con cá ngừ khổng lồ, thân lấp lánh được bán đấu giá trong phiên cuối cùng tại chợ Tsukiji. Theo kế hoạch, chợ cá 80 tuổi ở tokyo sẽ dời đến khu tổ hợp hiện đại mới nằm ở phía nam Vịnh Tokyo, mở đường cho việc phát triển bất động sản vùng trung tâm thủ đô.
Chủ quầy bán nguyên liệu làm món "osechi" truyền thống cho khách tại phiên đấu giá. |
phiên đấu giá cá đầu năm là hoạt động truyền thống của người Nhật với ý nghĩa mang đến một khởi đầu tươi mới cho 12 tháng sắp tới. Chủ nhà hàng sushi Kiyoshi Kimuyra đã giành ưu thế trong hầu hết các cuộc đấu giá năm mới gần đây. Năm 2013, ông lập kỷ lục với việc trả giá 154,4 triệu Yên (theo tỉ giá hiện tại khoảng 1,3 triệu USD) cho 222 kg cá. Năm 2015, giá cá thấp hơn nhiều với 1804 kg cá ngừ đánh bắt ngoài khơi khu vực phía bắc vùng Aomori chỉ đáng giá 4,51 triệu Yên.
Người Nhật tiêu thụ khoảng 80% lượng cá ngừ vây xanh đánh bắt trên toàn thế giới. Trữ lượng cá ngừ vây xanh giảm mạnh trong vòng 15 năm qua do việc đánh bắt quá mức. Nhưng phiên đấu giá năm mới nổi tiếng ở Tsukiji không chỉ có cá ngừ.
Phiên đấu giá cá ngừ vây xanh đầu năm 2015 thu về được 4,5 triệu. |
Việc đóng cửa chợ Tsukiji, chợ cá lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới đánh dấu chấm hết cho những cửa hàng chợ dân sinh cổ truyền nơi bày bán la liệt các loại hàng hải sản đa dạng, từ mực khô, rong biển đến thịt cá voi xông khói, trứng cá muối.
Hiện tại, một số cửa hàng bên ngoài chợ đã bị san bằng. Bản vẽ quy hoạch chợ mới của chính quyền thành phố cho thấy khu chợ 23 héc-ta sẽ biến thành công viên bao bọc bởi cây xanh với một trung tâm mua sắm lớn và nhà ga cho hành khách chờ phà du lịch qua vịnh, sông.
"Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để phục hồi chợ Tsukiji lịch sử", một biểu ngữ có in logo của các kiến trúc sư và nhà thầu đang triển khai khu chợ mới có ghi. Những phiên chợ trước bình minh thường để phục vụ khách du lịch, không nhằm phục vụ đám đông mua hàng. Do đó, lượng người tới các phiên chợ này được giới hạn nhằm đảm bảo an toàn.
Khu chợ mới hiện đại đang được thi công. |
Kế hoạch di dời chợ đã có từ 20 năm trước. Nhưng sự thay đổi bị trì hoãn nhiều năm do địa điểm xây dựng chợ mới nhiễm độc bởi một nhà máy Tokyo Gas. Những người không ủng hộ việc di dời chợ kịch liệt lên án chính quyền bởi lo ngại về các vấn đề sức khỏe khi mức độ chì và nhiều chất độc khác liệu đã nằm ở mức an toàn. Hiện chính quyền thành phố đã loại bỏ các chất độc và thay thế toàn bộ lớp đất bề mặt sâu 2m, xây dựng tường chắn, hệ thống xử lý nước thải và bơm nước ngọt.
Xem thêm: Đặc sản kịch độc một miếng giết 30 người ở Nhật
Như Bình (theo SCMP)