Trở lại Lào năm 1988, nơi nhiếp ảnh gia người Pháp Lâm Duc Hiên đã từng sinh ra và lớn lên. Trước mắt anh là dòng sông Mekong huyền bí, nơi ông sinh ra và lớn lên, nơi anh đã lội qua để đến khu tỵ nạn ở Thái Lan 13 năm trước. Những cảm xúc, tâm trạng, những ký ức thời trẻ ùa về trong tâm trí ông giống như cơn mưa mùa hạ, mạnh mẽ và ấm áp.
“ The Mekong: Stories of Man”, tạm dịch “ Sông Mekong và những câu chuyện của một người đàn ông” là kết quả của 15 năm làm việc và nỗ lực không ngừng. Lâm Duc Hiên đã đi dọc 4.200km dọc dòng sông Mekong từ Việt Nam đến thượng nguồn sông ở Mông Cổ để tìm lại những cảm xúc thật và kể lại một cách chân thật những câu chuyện thời trẻ của mình qua những bức ảnh.
Sông MeKong là một trong những con sống dài nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, Trung Quốc chảy qua Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan và đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện, về dẫn thủy nhập điền củng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên.
Lào: Với tình yêu mãnh liệt cho quê hương, nơi gắn với tuổi thơ của mình, tác giả đã dành phần lớn thời gian để khám phá cuộc sống thường ngày và những phong tục tín ngưỡng của người dân ở đây. Ở Tad Khuang Si, Lào, trẻ em thích thú đắm mình trong dòng nước mát lành, trong vắt để tắm và nô đùa. |
Trở lại Lào sao 13 năm sống tại Pháp, những cảm xúc, kỷ niệm thời thơ ấu ùa về như những cơn mưa mùa hạ : nhanh chóng, hối hả và mạnh mẽ. “Ngắm nhìn những cơn mưa, tôi nhận thấy đâu đó hình bong, khuôn mặt quen thuộc của bà ngoại, của những thương nhân buôn bán trên đường phố… |
Đánh bắt cá là nghề mang lại thu nhập chủ yếu cho người dân Lào. Đánh bắt khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở đây. Thêm vào đó là hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, số lượng cá ngày càng ít. |
Lễ hội đèn lồng được tổ chức vào ngày 15/11, ngày trăng tròn nhất. Trong dịp này, mọi người đến các con sông, hồ, ao để thả những chiếc đèn lồng xuống sông để cầu mong may mắn, sức khỏe và hạnh phúc. Đây là lễ hội truyền thống của người Lào từ xưa đến nay. |
Những vị sư ở Tad Khuang Si rất tôn thờ dòng nước tinh khiết hay còn gọi là nước thánh, một phần của nghi lễ Phật Giáo. Như một nghi lễ để tôn thờ và tôn trọng các vị tổ tiên, các vị sư hay các bức tượng thiêng liêng thường được “tắm” nước thánh trong các dịp lễ tết mừng năm mới của Lào. |
Người bạn thiêng liêng nhất của người Lào là con voi: Sau buổi lễ tại Vạt Phù, những con voi này sẽ đi qua sông MeKong bằng phà và trở về cao nguyên Boloven. Hiện nay chỉ còn khoảng 500 con voi được “tự do” trên rừng, còn hầu hết đang được “chăm sóc” trong các vườn thú. |
Nhuộm răng là phong tục truyền thống của người phụ nữ Lào. Răng đen, môi đỏ là tiêu chí để đánh giá những người phụ nữ đẹp. |
Angkor Wat, Campuchia là ngôi đền được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer được xây dựng vào thế kỷ 13. Tuy nhiên, đây là đất nước thường xuyên xảy ra hnaj hán, đói nghèo. Để khắc phục hạn hán, đất nước này đã xây dựng một hệ thống thủy lực kênh mương để đảm bảo tưới tiêu và thoát nước. |
Cũng giống như người Lào, người dân Campuchia cũng tận dụng lợi thế "cây nhà lá vườn" dòng sông Mekong giàu có để khai thác, đánh bắt cá kiếm sống. Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. |
Trong một ngôi làng nhỏ ở Trung Quốc, nông nghiệp trồng lúa nước là ngành nghề chính, mang lại lương thực và thu nhập cho người dân. Người Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông để đảm bảo nguồn nước và điện cho người dân. |
Những người hành hương trên đỉnh thế giới, Mông Cổ. Cứ sau khi kết thúc mùa màng, hơn 20.000 người dân ở Mông Cổ lại tiến hành một cuộc hành hương đến khắp các nước trên thế giới. |
Sông Mekong chảy qua Nam Bộ của Việt Nam, tạo nên một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn. Tận dụng nguồn nước và đất đai phì nhiêu màu mỡ, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. |
Cà Mau và biển cả: "Thủ phủ" của những người tỵ nạn. Vùng đất Cà Mau trở thành một trong những địa điểm chính của người dân tỵ nạn trong những năm 70-80 của thế kỷ 20. |