Theo đoạn video đăng tải trên Independent ngày 9/3, con cá sấu trườn lên từ dưới nước trước khi chạy đến tấn công Renée Robertson - một người huấn luyện trong khu bảo tồn Billabong. Vụ việc xảy ra giữa màn trình diễn cho cá sấu ăn. Nó dài 2,5 m có tên Tipper.
Quản lý Khu bảo tồn cho biết cá sấu tipper sẽ không bị giết sau vụ việc trên, nhưng họ sẽ xem xét lại chương trình huấn luyện và đảm bảo không tai nạn tương tự nào tái diễn. |
Một nhân chứng trả lời Courier Mail rằng khách tham quan có mặt ở đó ban đầu nghĩ đây là một phần của màn trình diễn. Anh cho biết khán giả cảm thấy rất bất lực khi chứng kiến nữ nhân viên huấn luyện trên la hét lúc cô bị con vật tấn công.
Renée cố gắng chống cự lại song con cá sấu đã kéo cô xuống đất và ngoạm vào cánh tay. Renée đã hét lên đau đớn trong khi Rick Lingard, người đồng nghiệp, dùng que dài đuổi con cá sấu đi. Nhờ đó, Renée thoát nạn và chỉ bị thương ở tay. Cô sau đó được đưa đi cấp cứu, các bác sĩ cố định cánh tay Renée bằng 3 tấm nẹp và kết quả khám nghiệm cho thấy không có dấu hiệu tổn thương thần kinh.
Bob Flemming, chủ sở hữu khu bảo tồn cho rằng đó là một tai nạn không may. Ông cũng cho biết Renée là một nhân viên có năng lực với nhiệm vụ huấn luyện cá sấu cái và trình diễn phần cho chúng ăn. Cá sấu Tipper sẽ không bị giết sau vụ tấn công trên, nhưng khu bảo tồn sẽ xem xét lại chương trình huấn luyện và đảm bảo không tai nạn tương tự nào tái diễn.
Claire Fryer, điều phối viên cho các chiến dịch của tổ chức bảo vệ động vật PETA, nhận định rằng các vườn thú không thể ngăn chặn bản năng tự nhiên của bất cứ loài động vật nào. Theo cô, những khu bảo tồn và vườn thú khiến mọi người có quan niệm sai lầm về việc các loài vật có thể được thuần hóa để phục vụ show giải trí. Bị giam nhốt không dập tắt bản năng của chúng. Khi những vụ cá sấu nuôi nhốt tấn công con người xảy ra đều đặn đến đáng kinh ngạc, điều đó phản ánh mức độ căng thẳng và bồn chồn mà chúng phải chịu đựng mỗi ngày.
Xem thêm: Voi tấn công đoàn làm phim trong khu du lịch
Phạm Huyền