Du lịch cũng cần thời gian để dành dụm và tiết kiệm tiền - Ảnh: travelandescape
Đây là bước đầu tiên bạn cần xác định để thiết lập một ngân sách du lịch chi tiết cho bản thân, bởi thông qua xác định điểm đến, bạn sẽ xác định được mình sẽ ăn gì, làm gì và cả đi bằng phương tiện gì để đến đó. Không cần nói xa xăm trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam cũng có cả trăm địa điểm du lịch cho bạn thoải mái lựa chọn có thể phân thành các loại như du lịch biển đảo, du lịch núi rừng, du lịch khám phá và du lịch nghỉ dưỡng.
Du lịch Vũng Tàu là lựa chọn quen thuộc của các cư dân Sài Thành - Ảnh: Sưu Tầm
Nếu túi tiền bạn “rủng rỉnh” hơn thì hoàn toàn có thể đi Đà Lạt - Ảnh: vietnamdiscoveries
Vé máy bay là một trong những khoản tốn kém nhất khi du lịch Phú Quốc - Ảnh: Sưu tầm
Yếu tố thời gian du lịch đặc biệt ảnh hưởng đến những địa điểm du lịch có nhiều sự kiện trong các dịp lễ. Đơn cử là trường hợp du lịch Đà Nẵng vào những ngày lễ lớn như dịp lễ 30/4 - 1/5 hoặc lễ Quốc Khánh 2/9, tại đây có diễn ra bắn pháo hoa chào mừng, thế nên du khách dồn về nơi này rất nhiều, dẫn đến trường hợp chi phí gia tăng từ 20% đến 30%, điều này cũng diễn ra tương tự với Đà Lạt vào các dịp lễ hội Hoa. Nếu bạn có nhu cầu đi du lịch để tận hưởng không khí lễ hội thì không sao, nhưng nếu các bạn muốn tận hưởng một chuyến du lịch nghỉ ngơi thoải mái thì nên tránh những dịp lễ lớn này.
Giá cả ở Đà Nẵng đắt hơn vào các dịp lễ lớn - Ảnh: Xóm nhiếp ảnh
Tương tự với các dịp festival Hoa tại Đà Lạt - Ảnh: talaweb
Bạn cần nhớ và tính toán thật cụ thể cho những khoản chi phí bắt buộc phải có trong chuyến du lịch của bạn, những khoản phí đó gồm: chi phí vận chuyển (bao gồm cả chi phí di chuyển đến nơi đó và chi phí đi lại tại địa điểm du lịch), chi phí ở, chi phí ăn uống và chi phí vui chơi.
Tiền vận chuyển là một trong những khoản đầu tiên cần chú ý - Ảnh: vietpress
Những khoản chi phí đó là khác nhau tại mỗi nơi, nhưng Mytour sẽ hướng dẫn để bạn có thể nhẩm tính thử. Với chi phí vận chuyển, các bạn có thể tham khảo tại những trang web bán vé xe du lịch, chẳng hạn như xe du lịch Phương Trang có bảng giá cụ thể cho mỗi địa điểm mà bạn muốn đến, điều này cũng được áp dụng tương tự cho máy bay và xe lửa. Thế nhưng nếu bạn quyết định du lịch phượt, hãy xem trước trên bản đồ của google tổng chiều dài hành trình của bạn và từ đó tính ra tiền xăng xe cho chuyến đi của mình với công thức 1 km bằng với 400 đồng.
Nếu bạn chọn du lịch phượt, chi phí đi lại sẽ rẻ hơn nhiều - Ảnh: 2banh
Chi phí ở và vui chơi hoàn toàn phụ thuộc vào nơi bạn đến cũng như các hoạt động mà bạn muốn tham gia ở đó, chất lượng nơi ở càng cao, bạn càng tham gia các hoạt động vui chơi thì chi phí này càng tăng thêm. Cơ bản với hạng phòng 2 sao, các bạn sẽ mất 150,000đ cho một đêm ở lại, còn nếu các bạn muốn ở resort thì chi phí sẽ rất cao, vào khoảng từ 1 đến 2 triệu cho một đêm, nhưng đừng quá ngạc nhiên nhé, tiền nào của nấy mà.
Chi phí ăn uống cũng rất khác nhau, nhưng các bạn có thể tính bằng công thức này, 20,000đ cho một bữa ăn tự nấu hoặc bữa ăn bình dân, 50,000đ cho một bữa ăn ngon, hoặc thưởng thức đặc sản, 100,000đ cho một bữa ăn tối đầy đủ với những loại thức ăn như lẩu, tiệc nướng hoặc đặc sản tại địa phương.
Ở resort lúc nào cũng tốn hơn là khách sạn, nhưng chất lượng cũng cao hơn hẳn - Ảnh: holidaysland
PHÂN CHIA TIỀN BẠC HỢP LÝ
Hẳn bây giờ bạn đã có được một cái nhìn tổng quan về nơi bạn sẽ đi du lịch và những gì bạn sẽ chi tiêu rồi, vấn đề duy nhất còn lại là làm thế nào để theo sát bản kế hoạch của bạn một cách tỉ mỉ. Điều này là khá khó khăn, đặc biệt nếu như bạn là một khách du lịch thích thưởng thức các món ăn, đặc sản lạ trên hành trình của mình, vì chỉ với một phút “yếu lòng”, bạn sẽ dễ dàng hụt mất cả một đêm tiền phòng của mình chỉ vì một tiệm thịt nướng thơm lừng ven đường.
Phân tiền du lịch thành nhiều khoản và đánh dấu cẩn thận - Ảnh: chicagotransportsolutions
Cách đơn giản nhất để tránh điều này hãy tách tiền của bạn ra. Ngay khi vừa đặt chân đến nơi, hãy chia nhỏ từng phần tiền của bạn thành các loại như tiền ở, tiền ăn, tiền vận chuyển, và đương nhiên phần tiền còn lại sẽ dành cho vui chơi, vì khoản tiền này gần như không bao giờ là đủ. Bạn cũng có thể cất trước những khoản tiền “cứng” phải trả như tiền thuê xe, tiền xe du lịch và tiền phòng, cho vào két sắt trong khách sạn bạn ở, như thế thì bạn sẽ an tâm rằng tất cả tiền thừa trong túi bạn đều có thể sử dụng được.
Hoặc bạn cũng có thể cho những khoản tiền “cứng” vào két sắt ở khách sạn - Ảnh: littlerock
Thiết lập một ngân sách du lịch là vô cùng quan trọng cho chuyến du lịch của bạn, đặc biệt là với những người thường xuyên du lịch đây đó. Mặc dù sẽ hơi khó khăn khi tập làm quen với quy trình này, nhưng khi bạn đã nhuần nhuyễn nó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và tự tin khi đi du lịch đấy.
Nguồn: Huyscout - Mytour.vn
Có thể bạn quan tâm: