Một loài cá mang “bào thai” như người
Tượng thuỷ quái Makara tại Bảo tàng điêu khắc Chăm – Đà Nẵng
Về hình tượng, thủy quái “ăn hoa ngãi” hóa rồng trong chuyện trên giống với “thủy quái Makara” trong nghệ thuật điêu khắc Chăm mô tả qua một tượng thế kỷ 12 (trưng bày ở Bảo tàng Chăm – Đà Nẵng): Makara “hóa thành rồng” với “mình và chân sư tử, đuôi của rắn Naga” và với “lòng hai bàn chân trước mở ra như tay người, hai chân sau giấu dưới bụng – đầu Makara có bờm tóc cứng (…) miệng có hai răng nanh dài nhọn chìa ra ngoài (…), hai hàm răng nhiều chiếc nhô ra, miệng có lưỡi uốn cong lên phía trên hàm, hai tai thể hiện thành hình chiếc lá mềm mại – Makara là loài thủy quái, nguyên thủy đó là một con cá sấu Ấn Độ to lớn nhưng sau lại là một con cá heo Hy Lạp” (2).
So sánh chuyện “Nữ vương Chăm-pa” nghe được ở vùng Hải Vân với chuyện ở Mường Sê-pôn trên, chúng tôi thử hỏi phải chăng có một “mạch” văn hóa Việt – Chăm – Lào ứng theo thế núi “từ các núi Đại Tu Nông, Tiểu Tu Nông, núi Tía và núi Kiền Kiền ở phía biên giới Ai Lao về phía tây, từng đợt kéo đến ngọn núi trùng điệp, cao vót tầng mây thẳng đến sát biển” (ĐNNTC).
Thiên hạ đệ nhất hùng quan
Nằm ở phía đông nam huyện Phú Lộc, vùng núi Hải Vân với nửa đèo phía bắc thuộc địa phận Thừa Thiên – nửa đèo phía nam thuộc Quảng Nam: “phía tây (núi Hải Vân) là núi Bà Sơn, phía bắc là núi Hải Sơn; ba ngọn núi ấy liên tiếp xen nhau, trên cao vót đến tầng mây, dưới chạy giăng đến bờ biển, đường đi chín khúc vòng mới vượt qua đèo, hai bên cây lớn um tùm, người đi như vượn leo chim vượt, thật là hiểm trở” (ĐNNTC).
Đèo Hải Vân
Thiên hạ đệ nhất hùng quan
(1) Hải ngoại ký sự – Viện Ðại học Huế, Ủy ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam, 1963
(2) Huỳnh Thị Ðược – Ðiêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Ðộ, NXB Ðà Nẵng 2005
(3) Nguyễn Việt Phương – Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, NXB Trẻ
(4) Xem Nguyễn Văn Ðăng – Hải Vân sơn trong sử sách triều Nguyễn, Tập san TT Khoa học và công nghệ, Huế số 2 (28) – 2000
Giao Hưởng - Ảnh: Gia Tiến, Tư liệu