festival huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. |
Kế thừa và phát huy thành công của 9 kỳ Festival thành công trước, Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” sẽ diễn ra từ ngày 27-4 đến ngày 02-5-2018.
Ngoài những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam, Festival Huế 2018 sẽ có mặt hơn 20 đoàn nghệ thuật quốc tế với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng sẽ diễn ra trong 06 ngày đêm: Chương trình nghệ thuật Khai mạc, chương trình biểu diễn hàng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế; “Văn hiến Kinh kỳ”; Liên hoan Hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc; Lễ hội Áo dài; m nhạc Trịnh Công Sơn; Tỏa sáng niềm tin của Phật giáo Thừa Thiên Huế; Nghệ thuật đường phố “Sắc màu văn hoá”, Chương trình “Những tình khúc Huế”; Chương trình nghệ thuật Bế mạc.
|
|
|
Ngoài những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam, Festival Huế 2018 sẽ có mặt hơn 20 đoàn nghệ thuật quốc tế với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. |
Bên cạnh đó, còn có các chương trình hưởng ứng và các hoạt động văn hóa cộng đồng sôi nổi, hấp dẫn: Liên hoan Ẩm thực Quốc tế; Hội chợ “Thương mại Quốc tế Festival Huế 2018”; Lễ hội “Hương Xưa làng Cổ” (tại làng cổ Phước Tích); Lễ hội “Chợ quê ngày hội” (tại Cầu Ngói Thanh Toàn); Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”; Festival Thơ Huế; Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ”; Lễ hội Bia; Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Hương; Lễ hội Diều Huế; hoạt động Thư pháp; thi đấu “cờ người”, chương trình diễn nghệ thuật của các nhóm nhạc và các câu lạc bộ tại các tuyến phố đi bộ… Hàng loạt trưng bày, triển lãm với nhiều chủ đề khác nhau được tổ chức.
|
Hàng loạt trưng bày, triển lãm với nhiều chủ đề khác nhau sẽ được tổ chức. |
Bám sát chủ đề xuyên suốt các kì Festival Huế, Di sản văn hóa Huế luôn là điểm nhấn đặc biệt tại Festival Huế. Trong chương trình Festival Huế 2018, Văn hiến kinh kì là chương trình sân khấu hóa làm nổi bật 5 di sản văn hóa được thế giới công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Trong các kì Festival trước đây, các lễ hội tái hiện sống động sự kiện lịch sử là những chương trình mang thương hiệu Festival Huế, được công chúng chờ đợi và gây ấn tượng rõ rệt.
"Hành trình mở cõi" diễn ra năm 2010, nội dung dựa theo tiến trình lịch sử mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, gồm các phần Diễn tiến mở cõi; Thống nhất non sông và Đất nước trọn niềm vui. “Hành trình mở cõi” là tấm lòng của người dân xứ Huế, của dân tộc tri ân các vị tiền nhân đã vượt mọi khó khăn, thử thách để mở mang bờ cõi, để giữ vững thành trì Tổ quốc. “Thiên hạ Thái Bình” diễn ra năm 2012, được xây dựng từ ý tưởng tôn vinh khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, một dân tộc luôn luôn phải đương đầu với họa ngoại xâm trong suốt mấy ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển; đó là khát vọng về một đất nước thống nhất, thiên hạ thái bình, nhân dân no ấm nhằm tôn vinh di sản thơ đồ sộ và rất có giá trị được khắc trên di tích Huế.
“Lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung” diễn ra năm 2010, sân khấu hóa sự kiện anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ cho đắp đàn ở núi Bân, Thừa Thiên Huế, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung và sau đó thống lĩnh đại quân hành quân thần tốc ra Bắc, đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long. Hiện nay, tại địa điểm này, thành phố Huế đã xây dựng tượng đài Quang Trung-Nguyễn Huệ hoành tráng, luôn thu hút du khách đến chiêm bái.
“Cuộc thao diễn thủy binh thời các chúa Nguyễn” diễn ra năm 2010 kỷ niệm sự kiện 375 năm chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định xây dựng kinh đô xứ Đàng Trong ở bên bờ sông Hương (1635-2010). Theo sử sách, dưới thời các chúa Nguyễn, thủy binh là một lực lượng rất hùng hậu và đã từng lập nhiều chiến công hiển hách. Đoạn phía Bắc sông Hương ở trước thủ phủ Kim Long từng là nơi chúa Nguyễn tổ chức thao diễn thủy binh nhiều lần. Lễ hội thi Tiến sĩ võ diễn ra năm 2008, gợi nhớ các cuộc thi võ vào các năm Ất Sửu (1865); Mậu Thìn (1868); Kỷ Tỵ (1869), dưới triều Tự Đức. Là cuộc hội ngộ và trình diễn của những võ sư hàng đầu Việt Nam từ các tỉnh có phong trào võ cổ truyền mạnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam...
|
“Lễ Truyền lô - Vinh quy bái tổ” diễn ra năm 2006, được tái hiện như một lời nhắc nhở về những giá trị trong đạo học của người Việt, truyền thống trọng dụng nhân tài và truyền thống hiếu học của người xưa.
Kế tục các kì Festival trước đây, chương trình sân khấu hóa Festival Huế 2018 triển khai trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện, làm nổi bật 5 di sản văn hóa được Unesco công nhận, tập trung làm nổi bật các chủ đề như công cuộc xây dựng Kinh đô, thực thi chủ quyền đất nước, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và cuộc sống thanh bình với những giá trị được sáng tạo nên của một đất nước văn hiến, độc lập trong diễn trình lịch sử của dân tộc. Đây sẽ là một điểm nhấn thú vị và ấn tượng trong các chương trình nghệ thuật tại Festiavl Huế 2018.
Bạn đọc có những câu chuyện, hình ảnh ý nghĩa phù hợp với chuyên mục Sống Trẻ, Guu của thegioitre.vn muốn chia sẻ tới cộng đồng, có thể gửi về hòm thư: dongvu@infonet.vn hoặc điện thoại 097.4569.097 (Đông Vũ).