Mặc dù có nhiều lần cô rất muốn khóc khi nhìn thấy cảnh tượng khó khăn đến cùng cực của những trường hợp “nơi đây”, nhưng Keira vẫn ráng kìm nén cảm xúc của mình: “Tôi đã không khóc trong suốt thời gian tôi ở đó. Tôi thực sự không có quyền rơi lệ trước mặt những người mà hằng ngày vẫn đang cố sống trong cái địa ngục trần gian này”.
“Nơi đây” chính là một trại tị nạn ở miền Nam Sudan, nơi đã đánh dấu kỷ niệm lần thứ ba độc lập hồi tuần trước và là nơi cô được tận mắt chứng kiến cảnh khủng hoảng tại quốc gia thuộc hàng trẻ nhất thế giới này. Bên cạnh đó, biến động về số lượng người tị nạn từ Nam Sudan, vụ mùa thất bát và giá lương thực - thực phẩm tăng là những yếu tố đe dọa tới an ninh lương thực của đất nước Sudan vốn bị chiến tranh tàn phá này.
Họ đều là nạn nhân của hai cuộc nội chiến kéo dài hơn 60 năm và đang rất cần viện trợ quốc tế. Hàng trăm ngàn người đang sống trong các lều trại hoặc chỉ dưới một tấm nhựa chỉ đủ che mưa, ngày đêm chiến đấu với bệnh tật, đói và nghèo khổ.
Quá xúc động trước tình cảnh, Keira nói: “Chúng tôi thường nhìn những người ở những nước xa xôi trên truyền hình nhưng không hoàn toàn tin rằng họ cũng giống như chúng tôi. Nhưng những gì mà tôi đã chứng kiến thì còn hơn thế. Họ yêu thương con cái của họ như chúng tôi, muốn một nền giáo dục tốt cho chúng và cung cấp cho chúng một tổ ấm và sự an toàn. Nhưng thay vào đó, họ lại phải bất lực đứng nhìn con cái họ phải đối mặt với một tương lai quá u ám”.
“Cô ấy nói với tôi rằng, nhiều lần cô ấy rất muốn chết nhưng thực tại không cho phép cô làm điều đó. Làm sao mà chúng tôi có thể quay lưng với những trường hợp như thế chứ”, cô nói thêm.
Tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu vừa qua, Angelina đã có bài phát biểu đanh thép khiến nhiều người phải nể phục. Hãng AFP trích lời Jolie nói trước dàn cử tọa đến từ hơn 117 quốc gia: "Người ta đã thêu dệt nên huyền thoại rằng hãm hiếp là một phần tất yếu trong chiến tranh. Chẳng có gì tất yếu ở đây cả. Đó là một thứ vũ khí chiến tranh nhắm vào người dân thường. Hãm hiếp không xuất phát từ dục vọng, mà để phô diễn quyền lực. Chuyện đó xảy ra như một cách tra tấn và làm nhục những người dân vô tội, trong đó có trẻ con".
Trước những thành tích mà “đàn chị” đã đạt được, Keira đã dành hết lời để khen ngợi Angelina: “Cô ấy quả là tấm gương sáng cho tất cả chúng ta. Cô ấy rõ ràng là đã cống hiến hết tất cả cuộc đời cho sự nghiệp của mình dù ở vai trò là một đại sứ hay diễn viên. Tôi cực kỳ ngưỡng mộ cô ấy. Và tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ trong mọi tình huống nào có thể dù là nhỏ nhất”.
Sinh ra trong một gia đình có cha là diễn viên (Will Knightley) và mẹ là một nhà viết kịch bản (Sharman Macdonald), Keira bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình rất sớm khi chỉ mới 9 tuổi. Nhưng cô mới thực sự nổi tiếng sau khi tham gia những bộ phim như Bend It Like Beckham (2002) và Cướp biển vùng Caribbean (2003).
Nhưng không ai tại Nam Sudan biết cô là ai. “Khi một người dân nơi đây hỏi tôi là ai? Tôi đã ước gì mình có thể trả lời là một bác sĩ hay ai đó hữu ích hơn”, Keira nói.
Tôi hỏi lại: “Vậy cô đã phải trả lời như thế nào”. “Tôi đã nói với họ, tôi là một người có khả năng kêu gọi rất nhiều người tài trợ cho Oxfam, để họ có thể giúp các bạn”, Keira trả lời.
“Khi chúng tôi gặp nhau, Keira mặt tái xanh và trông rất bình dị. Cô không make-up, làm tóc hay có bất kỳ biểu hiện nào cho bạn biết rằng đây là một triệu phú và là một người nổi tiếng. Nhưng dù vậy cô vẫn toát lên vẻ đẹp của nữ diễn viên Grace Kelly”, Judith Woods, phóng viên tờ Telegraph miêu tả.
Keira hiện đã tái ngộ khán giả yêu điện ảnh với bộ phim độc lập "Begin Again" của đạo diễn John Carney hồi tuần trước. |