làng hoa tây tựu thuộc huyện Từ Liêm cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km. Cứ đầu tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân xã Tây Tựu lại tất bật chuẩn bị cho một mùa hoa Tết. Nhiều nhất ở đây là hoa cúc .
Là loại cây trồng ngắn ngày, sức chịu đựng tốt nên cúc rất phổ biến ở Tây Tựu. Bông cúc ở đây có dáng thẳng, đóa lớn, màu vàng óng nên rất được ưa chuộng để cắm trên bàn thờ.
Ngoài cúc vàng, cúc trắng cũng được trồng trên diện rộng. Tất cả đang ở độ đẹp nhất, chuẩn bị cho rằm tháng Chạp và Tết Nguyên Đán.
Những bông cúc tím nhỏ hơn, ngoài cúng thờ còn được cắm trang trí để bàn.
Cúc màu tím nhạt, cành nhiều hoa, lại chơi được lâu nên rất đắt khách.
Cúc ở Tây Tựu có 5, 7 loại, cung ứng cho thị trường hoa tươi khắp Hà Nội. Giá mua lẻ tại vườn là 1.000 đồng một cành.
Violet, loài hoa chỉ có vào mùa xuân, cũng được bà con ở Tây Tựu trồng phục vụ Tết.
Sắc tím violet trong những lọ hoa tết luôn đem đến cảm giác man mác trong những ngày xuân nhưng lại không thể thiếu trên bàn tiếp khách.
Do nhu cầu của thị trường, hoa ly mới được trồng tại Tây Tựu khoảng 3 năm nay và được ví như canh bạc do phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những bông hoa ly đang được chăm bón kỹ lưỡng để chờ ra bông đúng dịp Tết.
Hoa đồng tiền, trồng tại các nhà vườn.
Hoa đồng tiền cũng đã nở rộ trong vườn. Hoa có nhiều màu.
Diện tích trồng hoa thược dược bị thu hẹp lại, gần đây đã được khôi phục tại làng hoa Tây Tựu. Là một trong số những loài hoa truyền thống ở đây, thược dược vẫn có chỗ đứng riêng với những người yêu hoa Hà Nội.
Ngoài canh tác trên đất trong xã, người dân xã Tây Tựu còn thuê thêm ruộng của các xã lân cận như Thượng Cát, Liên Mạc, Xuân Phương… để chuyên canh hoa. Ngoài cúc, hoa hồng cũng là loài hoa chủ lực ở Tây Tựu, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Hoa hồng rất dễ gặp sâu bệnh nên đòi hỏi người trồng phải thường xuyên chăm tưới.
Hồng nhỏ bông nhưng dày cánh, màu sắc hài hòa, lại có nhiều lộc non.
Một nông dân đang thu hoạch hoa hồng để phân phối ra thị trường. Hoa hồng thu hoạch quanh năm tạo thu nhập thường xuyên cho người dân Tây Tựu.