Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Ẩm thực - văn hóa - du lịch
  • Du lịch
  • Du lịch trong nước
  • Tết nhảy độc đáo của người Dao

Tết nhảy độc đáo của người Dao

Tết nhảy độc đáo của người Dao

Người Dao ở nhiều vùng ăn Tết từ tháng chạp, tổ chức nhảy múa suốt đêm để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và cầu mong mùa màng tươi tốt.

16/01/2014 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

tết nhảy hay "Nhiang chằm Ðao" là nghi lễ cúng Bàn Vương thủy tổ của dân tộc Dao ở nhiều vùng trong cả nước như Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa hay Ba Vì (Hà Nội). Theo truyền thuyết, trong chuyến di cư vượt biển sang Việt Nam tìm đường sống của con cháu 12 họ Dao, sau nhiều tháng lênh đênh trên biển mà chẳng tới bờ, bất ngờ đoàn thuyền gặp bão, tính mạng bị đe dọa.

Trong cơn nguy cấp, các họ Dao khấn cầu xin Bàn Vương và tổ tiên giúp đỡ vượt qua cơn hoạn nạn, vào đến đất liền an toàn hứa sẽ làm lễ tạ ơn. Lời cầu linh ứng, từ đó về sau, các họ người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt đều tổ chức Tết nhảy để tạ ơn tổ tiên.

Phụ nữ Dao Đỏ. Ảnh: Anh Phương
Tết nhảy độc đáo của người dao - 1

Không giống Tết của người Kinh, tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mỗi nhà người dao mới làm Tết nhảy. Thường vài năm mới tổ chức một lần, nhưng không lâu quá 12 năm, vì như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất. Thời gian tổ chức ở mỗi nơi khác nhau, khi thì rằm hoặc 25 tháng chạp, khi chỉ trước Tết Nguyên đán một hôm.

Tết nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trưởng, trưởng họ) và là việc của mỗi gia đình, nhưng được cả bản chung tay góp sức từ nấu cỗ đến các nghi thức lễ lạt, nên coi như Tết chung của cả vùng. Người Dao không câu nệ chuyện ăn uống trong Tết nhảy. Lễ cúng chỉ giản đơn gồm thịt và rượu để dâng lên tổ tiên, sau đó được mang ra thiết đãi bà con.

Không cà kê chén rượu, cũng không lai rai khách sáo, bữa cơm Tết nhanh chóng kết thúc để nhường chỗ cho phần quan trọng và độc đáo nhất của ngày Tết là nhảy múa tri ân. Khi tiếng trống, tiếng kèn, chuông đồng vang lên rộn rã là lúc bước chân của những người đàn ông Dao nhún nhảy say sưa theo điệu nhạc. Trước tiên là các điệu múa đưa đường, bắc cầu để đón thần linh, tổ tiên về ăn tết . Điệu chào bố mẹ, tổ tiên thì nhảy múa một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao. Điệu mời tiên nương giáng trần được mô phỏng theo điệu cò bay, hai tay dang ngang vẫy vẫy nhịp nhàng...

Múa "Ra binh vào tướng". Ảnh: baophutho
Tết nhảy độc đáo của người dao - 2

Vào chính lễ, khởi đầu là điệu múa “tam nguyên an ham” do thầy múa và khoảng 10 thanh niên nam giới biểu diễn để mời thần thánh các binh tướng về dự. Tiếp đến điệu múa dao hay còn gọi là múa “ra binh vào tướng” với những động tác nhảy, quay, nhún, bật tung người rất nhanh, mạnh, dứt khoát, lướt đi trong tiếng trống, thanh la, não bạt trầm hùng.

Rất nhiều điệu múa truyền thống theo quan niệm của từng vùng như múa phát nương, múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa văn, múa võ… Đặc sắc nhất vẫn là múa bắt rùa. Rùa là một trong hai loài động vật được người Dao tôn thờ và kiêng không bao giờ ăn thịt, nên điệu múa bắt rùa dù nhịp nhảy và lời hát có khác nhau đôi chút giữa các vùng nhưng vẫn mang nhiều ý nghĩa đối với người Dao.

Trước đèn thờ cúng Bàn Vương, thầy múa đi trước, theo sau là một tốp thanh niên độ vài chục người ăn mặc đẹp, gọn gàng nối tiếp nhau đảo quanh đèn cúng, diễn tả các động tác tìm rùa, bắt rùa, trói rùa khiêng về nhà để dâng cúng Bàn Vương và các vị thần thánh tổ tiên.

Một điệu múa trong Tết nhảy của người Dao. Ảnh: TP
Tết nhảy độc đáo của người dao - 3

Có nơi nam giới đứng thành vòng tròn, hai người một quay mặt vào nhau để múa bắt rùa. Mỗi người cầm một đồ vật nào đó có thể tạo ra âm thanh theo mỗi điệu nhảy. Khi chân phải bước lên trước, chân trái khụy gối thấp hơn thì đồng thời hai tay cầm nhạc cụ gõ vào nhau.

Nhìn chung động tác của các điệu múa nhảy khá đơn giản, mang tính tượng hình cao nhưng diễn ra liên tục trong 3 ngày Tết nên cần người khỏe mạnh tham gia. Ai mệt thì ra, người khác vào thay thế, người ra ăn uống rượu thịt no say rồi lại vào nhảy tiếp.

Cứ thế mỗi người nhảy múa hàng trăm lượt và động tác như uyển chuyển hơn trong men say rượu Tết, làm cho người xem có cảm giác mình đang được sống trong một thế giới giao hòa giữa quá khứ và hiện tại. Kết thúc Tết nhảy, tiếng tù và sẽ vang lên và tất cả lại cùng ăn thịt uống rượu, chúc gia chủ một năm tốt lành.

Vy An

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • giay dép
  • áo khoác dù
  • quần kaki nam
  • quần short jean
  • quần jean rách
Phú Quốc vào top 3 điểm đến lý tưởng mùa đông 2014 Hoa mơ Mộc Châu
Từ khóa: tết nhảyngười daoăn tếtnhảy múatam nguyên an ham
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoa mơ Mộc Châu
Mỗi độ xuân về, nhìn những rừng mơ Tây Bắc nở hoa trắng muốt, bước chân lữ khách như chẳng muốn rời xa.
[Chi tiết...]
Quà đặc sản của người Mông Sapa
Khách du lịch đến Sapa (Lào Cai) thường nhắc nhau ghé chợ hay xuống các bản xa mua rau cải mèo, thứ sản vật xanh tươi, giòn ngọt.
[Chi tiết...]
10 điểm đến lý tưởng năm 2014
Cape Town, Nam Phi. Christchurch, New Zealand. North Coast, California, Mỹ. Bờ biển Albania. Trung...
[Chi tiết...]
Quảng Bình vào top 50 điểm đến lý tưởng 2014
Quảng Bình vừa được New York Times, tờ báo danh tiếng của Mỹ bình chọn đứng thứ 8 trong 52 điểm đến lý tưởng dành cho du khách năm 2014.
[Chi tiết...]
Đẹp nức lòng phượng đỏ, bằng lăng tím rợp trời tháng 5 Hà Nội
Người ta thường nói, Hà Nội sở hữu một vẻ đẹp buồn với những tông màu trầm u ám của mùa đông, màu vàng ngọt đượm nỗi nhớ man mác của mùa...
[Chi tiết...]
Những điểm đến khắp ba miền đất nước
Hãy chọn cho mình một điểm đến thích hợp cho chuyến du lịch tháng 10 của bạn. Hà Nội dịu dàng trong nắng thu Mỗi mùa ở Hà Nội có nét đẹp riêng nhưng nếu bạn không quen với cái lạnh giá mùa đông...
[Chi tiết...]
Những điểm vui chơi lý tưởng dịp tết Trung thu ở Sài Gòn
Hòa nhập cùng không khí lễ hội Trung thu đang ngày càng đến gần ở Sài Gòn. Foodvn xin giới thiệu một vài điểmvui chơi giải tríở Sài Gòn mọi người cùng tham khảo nhé! 1. Phú Mĩ Hưng Ở đây không...
[Chi tiết...]
Phượt - Kinh nghiệm chuẩn bị đồ khi đi
Trước mỗi chuyến đi việc chuẩn bị đồ đạc mang theo là vô cùng quan trọng, nhiều quá thì sẽ khiến trọng lượng bị tăng dẫn tới việc cồng kềnh cho chuyến đi, nhưng ít quá thì khi bạn cần lại...
[Chi tiết...]
Thay vì dành thời gian cho một chàng trai sao không dành thời gian cho chính mình?
Tôi đã đọc thấy ở đâu đó viết rằng, tình yêu là cảm xúc mãnh liệt có tác động rất lớn đến tinh thần mỗi người, tình yêu đến một cách tự...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
  • Cân điện tử
DANH MỤC
  • Du lịch quốc tế
  • Văn hóa du lịch
Từ khóa
  • roadshow
  • roadshow sự kiện
  • tour du lịch
  • shop áo vest nam
  • shop thắt lưng nam
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • mua hải sản tươi sống
  • ví nữ đẹp
  • thiết bị điện
  • cân điện tử đếm
  • Nhơn Lý Tourist
  • tour kỳ co
  • máy lọc nước chính hãng
  • máy lọc nước ion kiềm
  • cân 100kg
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG