2. Mỏ muối Wieliczka, Krakow, Ba Lan: Mỏ muối dưới lòng đất thuộc thành phố Krakow này được đưa vào khai thác suốt từ thế kỷ 13 cho tới tận năm 2007. Đến nay, chỉ có một đoạn đường hầm dài khoảng 3,5 km, chiếm chưa tới 2% toàn bộ chiều dài của mỏ muối được mở cửa để đón khách du lịch tới chiêm ngưỡng những bức tượng của các nhân vật lịch sử được chạm khắc tại đây.
3. Hầm mộ dưới lòng đất, Paris, Pháp: Hầm mộ Paris là một nghĩa địa dưới lòng đất chứa hài cốt của hơn 6 triệu người được chôn cất tại đây từ năm 1785 tới 1860. Những bộ xương và hộp sọ được xếp chồng lên nhau trên khắp các vách của đường hầm khiến ai cũng phải rùng mình sợ hãi. Thêm vào đó, đường hầm dài 180 dặm nằm ở độ sâu 20m dưới lòng đất cũng khiến du khách có cảm giác như mình đang lạc trong một mê cung.
4. Vùng ngầm Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ: Nơi đây có mạng lưới các thành phố ngầm dưới lòng đất kết nối với nhau lên tới con số 200, có sức chứa tới hàng chục ngàn người và được cho là hình thành từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Những thành phố "ẩn" này trở thành điểm du lịch yêu thích của rất nhiều du khách.
5. Mary King's Close, Edinburgh, Scotland: Mary King từng là một khu mua sắm vô cùng sầm uất của Edinburgh cho tới năm 1965 khi bệnh dịch hạch hoành hành. Cái chết của hàng trăm người đã tạo nên những chuyện ma rùng rợn bao trùm lên khu phố. 250 năm sau khi bị đóng cửa, Mary King "trở lại" và trở thành một điểm du lịch tái hiện lại sống động cuộc sống của người dân Scotland ở thế kỷ 18.
6. Thành phố ngầm Seattle, Washington, Mỹ: Thành phố ngầm này được xây dựng sau vụ cháy lớn năm 1889. Tới nay, Seattle đã trở thành một điểm du lịch ngầm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan và khám phá.
7. Đường hầm chống lũ ở Tokyo, Nhật Bản: Năm 1992, đường hầm chống lũ dài 6km và nằm sâu 50m dưới lòng đất đã được xây dựng, bao gồm cả máy bơm và bể chứa chuyên dụng để "cứu" Tokyo khỏi tình trạng ngập trong mưa lũ. Đường hầm "vĩ đại" này có tới 59 cột trụ khổng lồ và chứa tới 78 máy bơm mã lực. Các tour du lịch tại đây được mở liên tục 3 lần/ngày từ thứ 3 tới thứ 6, đương nhiên là trong điều kiện thời tiết cho phép.
8. Đường hầm Shanghai, Oregon, Mỹ: Địa đạo dưới lòng đất này là đoạn kết nối các tầng hầm của nhiều quán bar và khách sạn trong trung tâm thành phố Porland với khu vực ven sông Willamette. Nơi đây được sử dụng để vận chuyển hàng từ các tàu thuyền neo đậu tại sông Willamette từ những năm 1800 và tới nay trở thành điểm du lịch được nhiều người biết đến.
9. Hầm Greenbrier, Mỹ: Vào cuối những năm 1950, chính phủ Mỹ đã yêu cầu chủ sở hữu của khách sạn Greenbrier cho phép xây dựng một hầm trú ẩn khẩn cấp ngay dưới khách sạn này để làm trụ sở quốc hội trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân xảy ra. Vì thế, tới đây, du khách sẽ có cơ hội xem nơi cất giữ 25 tấn thuốc nổ, khu ký túc xá, bệnh viện và các phòng khử nhiễm.
10. Địa đạo Củ Chi, Việt Nam: Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Một khách du lịch nói với tờ CNN: "Hệ thống đường hầm kéo dài 120km này là một phần của mạng lưới lớn hơn nhiều trong khắp cả nước và bây giờ nó được biết tới như một bảo tàng chiến tranh".
11. Moose Jaw, Canada: Hệ thống đường hầm tại thành phố Moose Jaw, Canada được xây dựng vào đầu những năm 1900 để bảo vệ các công nhân đường sắt người Trung Quốc khỏi sự phân biệt chủng tộc chống lại những người nhập cư châu Á "da vàng".
12. Thành phố của hang động, Nottingham, Anh: Có một điều khá kỳ lạ là cửa dẫn vào hệ thống mạng lưới những hang động dưới lòng đất tại Nottingham lại nằm trong trung tâm mua sắm Broadmarsh của thành phố. Các hang động tại đây đã được sử dụng như nhà ở từ thế kỷ 11 cho đến năm 1845 và giờ trở thành một điểm du lịch dưới lòng đất thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch.
Theo Tiểu Uyên (Tri thức trực tuyến)
Có thể bạn quan tâm: