Theo chị Chi, nhóm có 4 người gồm: Nguyễn Thanh Thuỷ (39 tuổi), Đào Bằng Trình (43 tuổi) và Nguyễn Trần Việt Tuấn (39 tuổi) qua Nepal du lịch từ 22.4.
Cả đoàn đã có khoảng 2 tuần lưu trú trên đất Nepal đúng vào thời điểm vùng đất này xảy ra động đất kinh hoàng.
Thời điểm này trùng với ngày sinh và chị Chi đã có một sinh nhật đáng nhớ. Họ đã kịp thời đi hiến máu, quyên góp tiền ủng hộ các trung tâm cứu trợ giúp người dân Nepal khắc phục khó khăn.
Chưa hoàn hồn trước những gì vừa xảy ra nhưng ngay khi về đến Việt Nam, chị Chi đã chia sẻ với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội về "trải nghiệm" kinh hoàng.
Chị viết: “Một ngày sinh nhật không bình thường của tôi trên đất Nepal.
Có những ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời lại xuất hiện bất ngờ, trùng lặp đúng vào ngày sinh nhật. Cảm nhận như mình được tái sinh với một con người mới với cách nhìn và ứng xử sẽ đổi khác.
Thay vì có một bữa tiệc vui vẻ ấm cúng với bạn bè, người thân, nhận những món quà thú vị. Tôi ở đây, ở một trong những nơi đang đau khổ nhất thế gian. Chúng tôi mò mẫm đi tìm những tổ chức từ thiện để góp chút gì đó cho người dân Nepal.
Việc đầu tiên đoàn leo núi có thể làm đó là đi hiến máu để cứu những người đang bị thương. |
Việc đầu tiên cần làm là đi hiến máu. Nepal đang cần hàng triệu lít máu để cứu chữa cho các nạn nhân trong thảm họa này. Nhóm chúng tôi mọi người đều được chấp nhận cho hiến máu. Riêng tôi, vì quá gầy, cân nặng ko đủ nên ko được tham gia. Khi bước vào cửa phòng lấy máu đã thấy có nhiều nhân viên đeo thùng xếp hàng chờ sẵn để thu những bịch máu mới phân bổ tới những nơi bị nạn. Hình ảnh chờ đợi ấy khiến chúng tôi thấy thực sự việc mình làm là rất cần thiết.
Sau đó chúng tôi tìm đến Unicef vì nghĩ rằng trẻ em sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong thảm họa này. Nhiều trẻ mất bố mất mẹ, không nhà cửa, không thức ăn dễ rơi vào đói kém dịch bệnh…
Khi đến trụ sở Unicef ở Kathmandu, nơi đây đóng cửa, mọi người đều đi cứu trợ. Ngày mai trụ sở mới mở cửa làm việc trở lại. Chúng tôi đành tìm đến Iternational Red cross và tìm cách để số tiền quyên góp của chúng tôi thật sự đến được tận tay những người cần.
Ở Nepal cũng giống như một số nước, tiền và những đồ dùng, thực phẩm cứu trợ đến được tay dân nghèo không phải chuyện đơn giản. Người bạn Nepal của chúng tôi cũng nhắc nhở về vấn đề này.
Cảnh cứu hộ diễn ra khẩn trương của Hội Chữ thập đỏ quốc tế. |
Dù số tiền nhóm tôi quyên góp không phải là nhiều nhưng chúng tôi muốn đồng tiền ấy được sử dụng thật sự ý nghĩa. Cảm ơn một số người bạn ở Việt Nam trong mấy ngày ngắn ngủi đã cùng chúng tôi góp được gần 4000 USD. Chúng tôi quyết định quyên vào tổ chức cứu trợ quốc tế 2000$ và số còn lại sẽ dùng để đặt mua lều gửi sang đây cho rất nhiều người dân đang không có nhà cửa.
Mùa mưa ở Nepal đang đến gần, người dân không nhà cửa, thiếu điện và nguồn nước sạch, sẽ rất dễ xảy ra thảm cảnh đói khát, dịch bệnh. Có những làng ở vùng sâu vùng xa thiệt hại vô cùng lớn, hàng nghìn ngôi nhà sập nhưng gần như chưa nhận được cứu trợ.
Chúng tôi hi vọng có thể gửi được 100 lều, mỗi lều có thể chứa được 5 đến 10 người, như vậy sẽ gúp che chở cho 500 đến 1000 người qua mùa mưa này. Và việc này, phần nhiều chắc chắn sẽ đến tận tay người bị nạn.
Đoàn đi đã nhanh chóng kêu gọi bạn bè quyên gióp được 4000 USD, họ đã ủng hộ 2000 USD cho Hội Chữ thập đỏ còn 2000 USD họ dành để mua lều cho người dân. |
Một ngày ở lại Kathmandu không nhiều thời gian cho chúng tôi làm nhiều việc hơn thế. Mọi chuyến đi đến ngày trở về thường sẽ có cảm giác hân hoan, no nê niềm vui và trở về mái nhà ấm cúng với người thân. Nhưng lần trở về này mọi thứ dường như dang dở. Và chúng tôi ra đi khi không khí tang tóc buồn thảm bao trùm Nepal. Tôi thấy mình chia tay đất nước này vào thời điểm này vẫn còn nhiều day dứt.
Một ngày sinh nhật kỳ lạ nhất đối với tôi. Tôi sẽ cho đi tấm lòng của mình và nhận lại một món quà vô cùng lớn trong cuộc đời. Nó sẽ trở thành ký ức quý giá nằm thật sâu trong tim tôi.
Cảm ơn những lời chúc mừng sinh nhật, cầu nguyện bình an của gia đình, bạn bè dành cho tôi”.
Hà Tùng Long/ Gia đình & Xã hội
Có thể bạn quan tâm: