Trong khi Patricia Arquette kêu gọi thế giới hãy trả quyền bình đẳng cho phụ nữ trong bài phát biểu nhận giải Oscar vào cuối tuần qua, một chiến dịch truyền thông xã hội về quyền phụ nữ đang tăng tốc mạnh mẽ.
Tổ chức nhân quyền phụ nữ Equality Now đã liệt kê 10 điều luật phân biệt đối xử với phụ nữ tồi tệ nhất từ khắp nơi trên thế giới đi kèm một kiến nghị toàn cầu về quyền bình đẳng của phụ nữ.
Năm 1994, 189 quốc gia đã thống nhất Nền tảng hành động Bắc Kinh, nhằm tiến đến sự tiến bộ của quyền phụ nữ trên qui mô toàn cầu. Nhưng theo tổ chức Equality Now, có rất ít hành động được thực hiện để thúc đẩy bình đẳng giới trong hai thập kỷ qua. Giờ đây, họ đang khơi gợi lại cuộc đấu tranh này nhằm mục tiêu cụ thể hướng đến 44 quốc gia vẫn đang đối xử phân biệt với phụ nữ.
Tổ chức nhân quyền phụ nữ Equality Now đang khơi gợi lại cuộc đấu tranh đến 44 quốc gia vẫn đang đối xử phân biệt với phụ nữ.
Một trong những hình ảnh của chiến dịch chống phân biệt đối xử với phụ nữ của tổ chức Equality Now
Phụ nữ không thể làm việc vào ban đêm ở Madagascar, trừ phi họ làm việc cho công ty gia đình
Jacqui Hunt, Giám đốc Equality Now, nói với tạp chí Marie Claire: "Công lý là viên đá nền tảng cho sự bình đẳng và nếu không có nó, phụ nữ và trẻ em gái vô cùng bất lợi về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Ở mức tối thiểu, bình đẳng pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái là một sân chơi bình đẳng để từ đó họ có thể xây dựng những khả năng của mình và có những đóng góp có ý nghĩa cho xã hội".
"Không cho phép một nửa của nhân loại làm điều này là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Thế nhưng các chính phủ cũng cần hiểu rõ rằng nếu không có bảo đảm bình đẳng theo pháp luật và bình đẳng về cơ hội, các quốc gia sẽ không thể đạt được tiến bộ đáng kể trên mọi cấp độ".
20 năm sau khi Nền tảng hành động Bắc Kinh theo đuổi quyền bình đẳng tốt hơn cho phụ nữ... trên thế giới vẫn còn một số luật lệ hà khắc vẫn còn tồn tại trên thế giới:
1. Phụ nữ không thể lái xe tải ở Nga
Phụ nữ có nhu cầu lái xe lửa, máy kéo hoặc xe tải ở Nga sẽ tìm thấy tham vọng của họ theo Nghị quyết số 162 của Bộ luật Lao động trong đó liệt kê 456 loại phụ nữ làm việc không thể làm. Những công việc bị cấm khác bao gồm phòng cháy chữa cháy, hệ thống ống nước và nghề thợ mộc.
2. Một người chồng có thể cưỡng hiếp vợ ở Bahamas
Ở Bahamas, trong hôn nhân, sẽ là hợp pháp nếu một người đàn ông cưỡng hiếp vợ nếu cô ấy ở độ tuổi trên 14. Các quốc gia khác có luật lệ tương tự về cưỡng bức hôn nhân bao gồm Ấn Độ, Palestine và Singapore.
3. Lời nói của phụ nữ ít giá trị hơn nam giới ở Pakistan
Trong một số các vấn đề dân sự, lời khai của một phụ nữ được xem là có giá trị chính xác bằng một nửa so với lời khai của đàn ông.
4. Phụ nữ không được ly hôn theo luật Do Thái
Theo luật Do Thái, chỉ có người đàn ông trong một cuộc hôn nhân mới có thể quyết định cho ly hôn.
5. Phụ nữ không thể tham gia Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh
6. Bạo lực gia đình vẫn được cho phép ở Nigeria
Theo Bộ luật Hình sự của Bắc Nigeria, những người chồng đánh đập vợ vẫn không bị xem là phạm pháp.
7. Phụ nữ ở Afghanistan cần xin phép chồng khi muốn rời khỏi nhà
Ở cả Afghanistan và Yemen, pháp luật bảo vệ người đàn ông nếu anh ta hạn chế quyền đi lại của vợ.
8. Phụ nữ bị bắt cóc hợp pháp ở Malta nếu sau đó người bắt cóc kết hôn với cô ấy
Hàng ngàn du khách đổ xô đến hòn đảo nổi tiếng này mà không nhận ra điểm đến châu Âu này có một luật lệ rất hà khắc. Luật pháp cho phép một người đàn ông bắt cóc, hiếp dâm một phụ nữ, miễn là anh ta sẽ kết hôn với nạn nhân của mình sau đó.
9. Phụ nữ bị cấm lái xe ở Saudi Arabia
10. Phụ nữ không thể làm việc vào ban đêm ở Madagascar
Chỉ có phụ nữ làm việc trong một công ty gia đình mới được phép làm việc ca đêm. Điều 85 của Bộ luật Lao động của Madagascar nói rõ: "Phụ nữ, bất kể tuổi tác, không được làm việc vào ban đêm tại bất kỳ cơ sở công nghiệp nào, công cộng hay tư nhân...”
- 25/02/15 15:13 Sắp có nhật thực toàn phần lớn nhất châu Âu kể từ năm 1999
- 23/02/15 10:19 Hành hương về Yên Tử
- 22/02/15 10:06 Các bí mật "nhạy cảm" đằng sau ngón tay áp út của nam giới
- 21/02/15 11:48 Lộng lẫy với không khí đón Tết cổ truyền ở Malaysia