1. Trường học phù thủy tại Salem, Hoa Kỳ.
Nghe có vẻ điên rồ nhưng đã có tới 40.000 sinh viên đăng ký học ở ngôi trường phù thủy tại Salem, Massachusetts, Hoa Kỳ.
Trước đó, ngôi trường được đặt tại Roseville, Chicago. Tuy nhiên, do bị cư dân nơi đây chỉ trích và cũng như có những hành động quá khích như biểu tình, rắc nước thánh lên xe hơi nên họ đã phải chuyển tới Salem. Rất may là Salem khá thân thiện nên họ không gặp nhiều rắc rối.
2. Trường học siêu tự do Brooklyn
Trường học tự do Brooklyn được chia thành 2 khối: khối phổ thông từ 11 tới 18 tuổi, khối thấp hơn từ 4 đến 11 tuổi. Học sinh tại ngôi trường này luôn học tập trong trạng thái “siêu tự do”. Các em có thể chọn bất kì lớp nào mình muốn và được quyết định đến trường hay không mà không vướng phải bất kì rắc rối nào.
Học sinh còn được quyết định học một mình với những dự án độc lập, kéo dài nhiều năm. Và nếu không thích học, các em có thể đi chơi, lang thang quanh trường hoặc ngủ. Trường còn có lớp học đặc biệt như “The Wire và học tập kiểu mới”, môn mà trong lớp các em sẽ thảo luận về show truyền hình The Wire.
Hàng tuần, sẽ có các cuộc họp để quyết định về cách trường hoạt động thế nào đến việc học sinh nên được thoải mái ra sao. Không có bài tập, kiểm tra hay điểm số, chỉ có những tiết giảng, những cuộc thảo luận. Và nếu học sinh muốn thì có thể gọi điện kêu gọi tổ chức một buổi thảo luận ý tưởng với toàn thể học sinh, giáo viên trong trường.
Các lớp học đều được điều hành bởi học sinh và giáo viên chỉ có vai trò kiểm duyệt. Theo hiệu trưởng, mục đích của nhà trường là giúp các em tìm ra con đường tương lai riêng cho mình mà không bị gò ép bởi bất kì điều gì.
Đây đúng là một ngôi trường mà mọi học sinh trên thế giới đều mong ước.
3. Trường học tương lai Philadelphia
Trường học Philadelphia được thành lập vào năm 2006 tại phía Tây Philadelphia, Hoa Kỳ. Đây được mệnh danh là trường học của tương lai vì ngôi trường này áp dụng tối đa các phương tiện hiện đại.
Tất cả học sinh của trường đều sử dụng máy tính thay cho sách vở, trong đó Toán học được dạy với OneNote, một ứng dụng ghi chú. Học sinh trong trường đều có một thẻ ID điện tử cho phép quản lý dễ dàng từ tủ để đồ cho tới giờ giấc học tập.
Khi giảng dạy, giáo viên sẽ sử dụng một bảng viết thông minh thay vì kiểu bảng truyền thống với phấn trắng để truyền đạt kiến thức. Giáo viên cũng không sử dụng thang điểm truyền thống mà chỉ có các mức từ “Nâng cao” cho tới “Không thể tìm thấy trên radar” (do quá giỏi nên không xác định được).
4. Trường trung học Harvey Milk
Trường Harvey Milk là một ngôi trường đặc biệt ở New York. Ngôi trường được đặt tên theo một chính trị gia, một nhà hoạt động vì nhân quyền và vì quyền lợi của người đồng tính Harvey Milk.
Trường được xây dựng để mọi học sinh đồng tính đều được đối xử bình đẳng và không kì thị. Vào năm 2003, ngôi trường đã bị chỉ trích nặng nề bởi những người phản đối đồng tính. Nhà trường thậm chí phải đối mặt với các vụ kiện nhằm chấm dứt tài trợ của chính phủ. Tuy nhiên, lượng người ủng hộ trường cũng rất đông đảo và họ đã tổ chức biểu tình đòi quyền lợi.
5. Trường tiểu học trên vách đá Gulu
Gulu là một ngôi làng nhỏ nằm ở miền núi Hán Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Cách duy nhất để đến ngôi làng là thông qua Luoma với lối đi hẹp ngoằn ngoèo, giữa các bức tường đá cùng các cây cầu ọp ẹp.
Ẩn hiện trong những ngọn núi là trường tiểu học làng Gulu, được thành lập vào cuối những năm 80 và điều hành bởi duy nhất 1 giáo viên, Shen Qijun. Ông đến làng Gulu khi còn là một chàng trai 18 tuổi. Lúc đó, trường trong tình trạng rất tệ và thậm chí không có hệ thống nước.
Sau khi một học sinh bị ngã và bị thương khi cố gắng đi vệ sinh, thầy Shen đã vận động dân làng xây dựng một nhà vệ sinh. Ngoài ra trường còn có một sân bóng rổ được làm bằng bảng đen bỏ đi. Tuy nhiên các học sinh cũng phải cẩn thận khi chơi vì bóng có thể rơi xuống vách núi bất kì lúc nào.
6. Trường tiểu học dưới lòng đất Abo
Trường tiểu học Abo tự hào là trường tiểu học dưới lòng đất đầu tiên ở Mỹ. Khi chiến tranh lạnh đang lúc cao trào và có khả năng dẫn đến chiến tranh hạt nhân, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã thề sẽ thành lập công trình công cộng và tư nhân phục vụ như nơi trú ẩn bụi phóng xạ. Vì vậy, trường tiểu học Abo ra đời.
Nhà trường nằm hoàn toàn dưới lòng đất với một sân chơi được xây dựng trên mái nhà. Trường có 3 lối vào khác nhau, mỗi lối được bảo vệ bởi một cánh cửa thép nặng tới 800kg. Trường cũng được trang bị các máy tắm khử nhiễm, chống bức xạ và chịu được vụ nổ 20 triệu tấn.
Kì lạ hơn là trường còn có một nhà xác, kho dự trữ thực phẩm và hệ thống thông gió đặc biệt. May mắn là nhà trường không phải sử dụng đến những thứ này. Tới năm 1995, trường tiểu học Abo đóng cửa do chi phí duy trì quá lớn.
7. Trường Train Platform, Ấn Độ
Trường Train Platform được thành lập nhờ một giáo viên đến từ Orissa, Ấn Độ - cô Khurana. Trường học của cô Khurana rất đặc biệt bởi nó mở ra cho các trẻ em đường phố, trẻ em lao động và các trẻ em từ gia đình nghèo khó.
Các em sẽ tập trung ở các bến tàu để học đọc và viết thông qua các chuyến đi thực tế, các bài hát, kịch, múa rối. Các em được phép rời khỏi trường hoặc quay lại học bất kì lúc nào. Ngoài ra, trường cũng cung cấp thực phẩm và thuốc men cho các gia đình học sinh.
8. Trường chống lũ tại Bangladesh
Bangladesh là quốc gia luôn phải chịu những trận lũ lớn 2 năm một lần. Khi đó, hàng triệu người dân không được tiếp cận với nước và điện cùng các nhu yếu phẩm khác, càng khó khăn hơn cho trẻ em muốn đến trường để học tập.
Để đối mặt với những thách thức này, một tổ chức phi chính phủ đã đưa ra giải pháp tuyệt vời là xây dựng nhà ở, trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe nổi. Các trường được trang bị pin năng lượng mặt trời cùng laptop kết nối mạng và một thư viện nhỏ.
Từ khi công bố dự án đến nay, đã có hơn 100 trường học nổi được xây dựng, đáp ứng nhu cầu học tập cho 70.000 trẻ em.
9. Trường tiểu học trong hang động Động Trung
Trường tiểu học Động Trung nằm trên một ngọn núi thuộc làng Mèo, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Ngôi trường này rất đặc biệt bởi nó được xây dựng trong một hang động vào năm 1984. Ban đầu, trường có 8 giáo viên và 186 học sinh. Các em thường phải mất khoảng 6 giờ một ngày để tới trường kiếm con chữ.
Được biết, tỉnh Quý Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc và nhận được rất ít sự hỗ trợ từ chính phủ. Chính vì sự thiếu quan tâm này mà đến nay, các học sinh của làng Mèo vẫn phải học tập trong hang động.
Mới đây, một phát ngôn viên chính phủ đã đề cập đến ngôi trường và kiên quyết xây dựng lại trường, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc không phải “xã hội của người tiền sử”.
- 06/02/15 09:15 Sự khác biệt thú vị của tách trà ở 22 nước trên thế giới
- 04/02/15 14:31 Lớp học được xây dựng từ 6.000 vỏ chai nhựa rác thải
- 04/02/15 09:03 So sánh “chuẩn từng cm” giữa người nuôi chó và người nuôi mèo
- 30/01/15 06:09 Hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2015 không thể bỏ qua