Từ tháng 7 đến tháng 11 Âm lịch hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mekong từ Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp rồi đến các nhánh khác của sông Cửu Long mà đổ ra biển. Đây là mùa của nghề chài cá, bắt chuột đồng, lập chợ nổi…
Nước sông mang phù sa bồi đắp cho những ruộng lúa của đồng bằng sông Cửu Long. Nước lớn cũng mang đến những nguồn lợi khác, khi những đồng lúa đã ngập tràn nước lũ. Sau mùa gặt, trước khi nước về, người dân bắt đầu chuẩn bị các dụng cụ để chài cá như lưới, đó, đăng, đáy, giăng câu… Nguồn lợi lớn của mùa nước nổi chính là cá linh.
Người miền Tây giăng lưới mùa nước nổi. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Bông điên điển - đặc sản mùa nước nổi. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Nhưng chỉ kể đến cá linh là chưa đủ, còn phải kể đến các loại rau đặc trưng của mùa nước nổi này. Đó là bông súng, so đũa và đặc biệt là bông điên điển. Bông điên điển vàng, mọc thành chùm rủ xuống theo các con kênh đã ngập nước. Món ăn đặc trưng của người dân miền Tây thường đãi cho du khách chính là món canh chua cá linh bông điên điển. Để cảm nhận đúng cái chất miền Tây mùa nước nổi, nhiều du khách chọn cùng ngồi với người dân trên những cái bè hay thuyền bập bềnh trên sóng nước mà thưởng thức cơm trắng mới nấu với canh chua cá linh bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn.
Rừng tràm Trà Sư – An Giang. Ảnh: Thegioivanhoa.com.vn
Chính cuộc sống vui tươi, hiếu khách của dân miền Tây cùng những cảnh đẹp bất tận mùa nước nổi sẽ níu chân du khách ở mãi chẳng muốn về.
Nguồn: zing.vn
Có thể bạn quan tâm: