Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Ẩm thực - văn hóa - du lịch
  • Du lịch
  • Bài học nhớ đời từ những hành trình mang tên “phượt ”

Bài học nhớ đời từ những hành trình mang tên “phượt ”

Bài học nhớ đời từ những hành trình mang tên “phượt ”

Không ai đoán trước mọi việc trong chuyến đi, nhưng ai cũng có thể làm hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc, nếu mỗi người chuẩn bị chu đáo, trang bị cho mình kỹ năng cần thiết.

“Chúng tôi...

16/01/2015 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết
Không ai đoán trước mọi việc trong chuyến đi, nhưng ai cũng có thể làm hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc, nếu mỗi người chuẩn bị chu đáo, trang bị cho mình kỹ năng cần thiết.

“Chúng tôi không bị lạc”

Các thành viên trong đoàn 20 người được cho là đi lạc trên núi Bà Đen ngày 11/1 đều khẳng định điều đó với phóng viên Lao Động. Tại sao như vậy, vì họ cùng chung quan điểm với phần đông ý kiến của độc giả, Bà Đen quá dễ đi, không dễ gì bị lạc. Nhưng tại sao lại phải gọi cứu hộ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu và tường tận sự tình.

Theo Phạm Kim Ngân - thành viên trong đoàn - thì nhóm leo núi hôm đó gồm 20 người, 9 nữ và 11 nam. Con số này vượt ngoài dự tính và khiến nhiều thành viên khác trong đoàn bất ngờ. Vì ban đầu, họ được thông báo là chỉ có 12 người, đều là những phượt thủ từng có kinh nghiệm leo núi, nhưng sau đó người dẫn đầu của nhóm có tuyển thêm một vài thành viên mới, có người sợ độ cao và yếu về thể lực.

Và câu chuyện cũng bắt đầu từ đó, người mạnh, người khỏe, người có kinh nghiệm, người lại non tay nên về sau nhóm gặp sự cố và phân tách.

“Nhóm xuất phát từ Sài Gòn lúc 2h sáng chủ nhật, đến chân núi Phụng lúc 6h30 sáng. Dự định ban đầu leo Ma Thiên Lãnh, nhưng muốn thử thách cả nhóm, nên mọi người quyết định bẻ cung leo từ Núi Phụng, qua núi Heo, rồi mới đến núi Bà, có nghĩa là qua 3 đỉnh” – thành viên Phan Ngọc Bảo cho biết.

Bài học nhớ đời từ những hành trình mang tên phượt - 1​
Các thành viên trong đoàn 20 bạn trẻ sau khi được đưa xuống núi Bà Đen. Ảnh: Thu Đông
​

Các thành viên trong nhóm phượt này cũng không chọn đường mòn có sẵn, thay vào đó là leo ghềnh đá từ chân núi Phụng, sau đó là chui qua rừng dây leo. Và cũng vì bẻ cung ngay từ đầu, cộng thêm thể lực các thành viên không đồng đều nên sau khi chinh phục được 90% hành trình thì một vài người tụt lại phía sau.

“Vì đi cung đường mới ít người đi, nên nhóm rất khó khăn trong việc di chuyển, lúc này có vài thành viên có dấu hiệu xuống sức, một anh bắt đầu chuột rút, một bạn sợ độ cao khóc, nhưng cả nhóm vẫn hỗ trợ và động viên nhau để tiếp tục di chuyển, có chậm hơn so với dự kiến. Đến 5h chiều cùng ngày nhóm bắt đầu chinh phục tảng đá to nằm ở lưng chừng núi” – Ngọc Bảo kể lại hành trình leo Bà Đen “nhớ đời” của mình.

Cũng do nhóm có người bị thương, nên tất cả đã thống nhất tách ra làm hai nhóm: Một nhóm gồm những bạn yếu cộng thêm với những người mạnh nhất đễ hỗ trợ, động viên tinh thần các bạn này, nhóm còn lại đi trước. Nhưng do thể lực không đều, nên nhóm quyết định quay xuống núi, trong khi nhiều người chưa lên đến đỉnh.

“Lên núi thì khó, chứ xuống núi thì dễ vô cùng, đặc biệt lại là một ngọn núi cô lập như Bà Đen”- một thành viên khác khẳng định. Nhưng vẫn quyết định gọi cứu hộ là vì: Chuyện phát sinh như thế này, lead dẫn đường không may trượt chân bị bong gân nằm tại chỗ không di chuyển được, nhóm hỗ trợ lead chăm sóc vết thương, lúc này một số bạn trong nhóm hoảng loạn vì không được lên tới đỉnh núi, lại lần đầu tiên ngủ đêm trong rừng đòi gọi người tới giúp, tâm trí rất bất an, nhưng cả nhóm không đồng ý. Nhưng sau đó, một số thành viên khác nghĩ, gọi hay không là quyền của các bạn đó và nhóm tôn trọng nếu điều này giúp họ trấn an tinh thần, để tránh hoảng loạn. Nhưng không ai thông báo là bị lạc, chỉ là nhờ giúp đỡ. Vì chúng tôi vẫn có thể tìm được đường xuống núi” – Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.
​
Vì sao không dùng GPS, smartphone để tìm đường xuống núi?

Đó là câu hỏi của rất nhiều độc giả sau khi đọc được thông tin về nhóm đi lạc đặt ra với nhóm bạn trẻ này. Có người còn đặt ra giả thiết phải chăng bản năng sinh tồn của các bạn trẻ chưa đủ mạnh, để có thể dùng các cách khác nhau để tìm đường xuống núi.

Về vấn đề này, một thành viên giải thích với Lao Động: “Trên núi lúc đó vẫn có thể dùng được GPS, smartphone vẫn có thể hoạt động bình thường. Nhưng dù có dùng cũng không dễ như mọi người tưởng. Vì GPS áp dụng tìm đường ở đồng bằng thì dễ, còn trên núi thì rất khó khăn. Vì tính theo đường chim bay là còn 1km, nhưng phía trước đó còn có không biết bao nhiêu hang sâu hoặc vách đá dựng đứng... hoàn toàn không khả thi. Nhóm đã chọn cách cho một bạn đi tiền trạm.

Chúng tôi cũng đính chính là nhóm vẫn có khả năng xác định được phương hướng di chuyển chứ không phải là bị mất phương hướng như việc một vài phương tiện truyền thông nêu. Việc leo Bà Đen nhiều và đi theo hướng Ma Thiên Lãnh thì có thể để ý có rất nhiều lối mòn của người dân đi lên” – Nguyễn Tuấn Anh giãi bày.
​
Bài học nhớ đời từ những hành trình mang tên phượt - 2
Hình ảnh nhánh lan rừng do một thành viên trong nhóm ghi lại trong chặng đường leo núi Bà Đen. Ảnh: Phạm Kim Ngân
​
Còn về sinh tồn, bạn trẻ này giải thích: “Sinh tồn cũng phải có nguyên tắc của nó, có suối mới sinh tồn được, có thú ăn mới sinh tồn được. Bà Đen toàn đá và rắn độc - Sinh tồn làm sao. Có người nói do đoàn có người mới, lần đầu đi nên bị lạc. Cái này cũng sai. Vì có những người đi rừng rất giỏi mà cũng bị lạc, không ai nói trước được điều gì cả”.

“Khi leo núi chúng tôi cũng đã sẵn sàng cho trường hợp “sinh tồn” giả định. Đã mang theo 1 bộ kits tiện cho việc nấu ăn và sinh tồn trong thời gian 3 ngày. Cũng đã tính đến khả năng nếu hết nước mà chưa xuống chân núi sẽ uống luôn nước tiểu. Nhưng chúng tôi đã tìm xuống tới khu vườn chuối, chanh và đã lấy nước chanh uống cho đỡ khát".​

Bài học đáng nhớ của đời đi phượt

Câu chuyện đã qua và may mắn các bạn trẻ là đã an toàn trở về. Nói về cảm xúc của chuyến đi này, Kim Ngân coi đó là chuyến đi để đời của mình và cảm giác khi đặt chân xuống chân núi giống như vừa từ hành tinh khác trở về trái đất.

Còn Nguyễn Tuấn Anh cũng coi đây là một bài học, vì nguyên tắc của đoàn phượt trước khi lên đường là phải tuyển chọn thành viên thật kỹ, có sức khỏe đồng đều, nhưng nhóm đã không làm điều đó.

“Để hoàn thành chuyến đi không may xảy ra cơ sự đáng tiếc. Ngoài việc gửi lời cảm ơn tới lực lượng cứu hộ đã nhiệt tình giúp đỡ ở gần chân núi, thì điều để giúp mọi người vượt qua sự hoang mang, lạc lõng, sợ hãi, chia rẽ, đói, khát, lạnh, cô đơn.... chính là tinh thần. 15 tiếng đồng hồ trên núi, chửi có, mắng có, buồn có, giận có, năn nỉ có, lạnh lùng có, im lặng có, động viên, nhưng trên hết mọi người vẫn ở bên nhau, tạo niềm tin cho những thành viên yếu trong đoàn, người bị thương tiếp tục hành trình tìm đường xuống núi” – Tuấn Anh nhớ lại.

Sai lầm tiếp theo của nhóm được các thành viên nhìn nhận là khâu chuẩn bị chưa thật kỹ. Nước mang đầy đủ, nhưng do chủ quan, cứ nghĩ thời gian lên tới đỉnh chỉ mất 2-3 tiếng nên nhóm đã “tiêu dùng” quá đà, lấy rửa tay, rửa mặt nên mới bị thiếu. Theo Kim Ngân, thì nhóm còn không chuẩn bị dụng cụ đề phòng như đèn pin trong trường hợp chưa xuống núi kịp trước khi trời tối.

“Mình cũng hơi sốc khi màn đêm buông xuống, chỉ duy nhất mình có đèn pin và pin dự phòng. 20 con người dò tìm đường nhờ vào duy nhất tia sáng đó” – Kim Ngân chia sẻ.

Thêm nữa, khi một thành viên gọi cho lực lượng cứu hộ và thông báo cho bạn bè nhờ giúp đỡ, do mọi người quá lo lắng nên thông tin bị nhiễu loạn.

Còn theo Phan Ngọc Bảo thì những ai có ý định leo núi và những người lần đầu leo núi thì nên tham khảo bài học của nhóm trước khi lên đường: “Thứ nhất cần tuyển chọn thành viên thật kỹ. Tiếp theo, đối với những người mới tham gia thì nên có quá trình rèn luyện thể lực, test khả năng chịu độ cao và có những chuẩn bị chu đáo nhất có thể”.

Câu chuyện đã lắng dịu, mỗi thành viên trong nhóm đã có bài học cho riêng mình và có những phút ngẫm lại sau chuyến đi “để đời”. Và đúng như các bạn trẻ nói, không ai biết trước mọi việc trong mỗi chuyến đi, nhưng ai cũng có thể làm hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc, nếu mỗi người chuẩn bị chu đáo, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để chuyến đi thực sự trọn vẹn, trải nghiệm thêm đong đầy.
​
Nguồn: Zing.vn​
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • ví da
  • cân điện tử
  • nước suối ly wami
  • giá xe điện
  • tour cù lao xanh
Hầu hết các khách sạn ở Campuchia không trang bị kem đánh răng Hành trình chinh phục thành công Cực Đông vào mùa bão
Từ khóa: kinh nghiệm khi đi phượtphượtphượt thủ
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hành trình chinh phục thành công Cực Đông vào mùa bão
Trong cuộc sống mỗi người đều có sự lựa chọn cho riêng mình. Riêng bạn Lâm Phúc Thiện chọn những chuyến đi. Anh đã ghi lại những trải nghiệm khi đến cực Đông của Tổ quốc, cùng xem lại hành...
[Chi tiết...]
Không nên đi phượt khi thiếu kinh nghiệm
“ Phượt ” không có nghĩa là “nổi hứng, xách ba lô và đi”, vì vậy, mỗi chuyến đi của chúng ta cần có kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ cho những tình huống bất ngờ xảy ra. “Chinh phục đỉnh...
[Chi tiết...]
‘Ăn bờ, ngủ bụi’, vác đồ leo núi... trong những chuyến phượt từ Nam ra Bắc với người yêu
Thảo Nguyên là một cô gái Sài Gòn chính gốc biết 'ăn bờ, ngủ bụi', vác đồ leo núi... trong những chuyến phượt từ Nam ra Bắc với người yêu. ​Ngô Trần Hải An (sinh năm 1981) và Đặng Thị Thảo Nguyên...
[Chi tiết...]
Giải cứu các sinh viên đi phượt bị lạc trên núi Bà Đen
Vô tình đọc trên mạng thấy thông tin các sinh viên đi phượt ở núi Bà Đen rồi bị lạc phải nhờ các lực lượng chức năng công an phải can thiệp vào giải cứu. Trước đó, tối 11/1, Công an Tây Ninh...
[Chi tiết...]
Bagan và những vẻ đẹp chân phương
Dù du lịch chưa thực sự phát triển, nhiều du khách vẫn dành nhiều tình cảm cho Bagan bởi những người bản địa cởi mở, vô tư và không gian đậm bản sắc văn hóa.
[Chi tiết...]
Những hồ nước nguy hiểm nhất thế giới
Dù cũng mang một vẻ đẹp riêng nhưng các hồ nước này đều ẩn chứa những hiểm họa có thể gây chết người.
[Chi tiết...]
Nụ cười Việt rạng rỡ qua ống kính nhiếp ảnh gia
Dù là những đứa trẻ vùng cao, cặp đôi mới cưới hay anh chàng thợ mỏ, tất cả họ đều có chung một nụ cười tỏa nắng.
[Chi tiết...]
Dọc miền đất nước qua những cây cầu
Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên những cây cầu từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc và là nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia.
[Chi tiết...]
Cầu treo đi bộ dài nhất thế giới
Cây cầu treo đi bộ dài nhất thế giới được xây dựng tại Vườn quốc gia Sochi, với sự hợp tác giữa Nga và New Zealand.
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
  • WinMobile
  • Cân điện tử
DANH MỤC
  • Ẩm thực
Từ khóa
  • ẩm thực
  • váy đầm nữ
  • shop thắt lưng nam
  • cano cù lao xanh
  • cân treo
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • giá hải sản
  • bán cá ngừ đại dương
  • cân đếm điện tử
  • Nhơn Lý Tourist
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay:
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG